Nội dung bài viết
2. Tầng lửng trong thiết kế nhà có công dụng như thế nào?
3. Một vài quy định về thiết kế tầng lửng
4. Trong thiết kế nhà tầng lửng được phân loại ra sao?
5. Các kiểu bố trí tầng lửng đẹp
Xã hội ngày càng phát triển, dân cư đông đúc hơn, nhu cầu về nhà ở vì thế mà cũng tăng cao. Những căn nhà sở hữu phần diện tích không quá lớn thường được thiết kế thêm một tầng lửng. Vậy, tầng lửng là gì? Công dụng của nó là gì mà được nhiều người ưa chuộng đến vậy? Cùng Đức Thiện tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây nhé!
1. Tầng lửng là gì?
Tầng lửng còn có tên gọi khác là gác lửng, gác xép, đây được coi là tầng trung gian trong thiết kế nội thất nhà. Gác lửng không được tính là 1 tầng mà chúng được nằm ở vị trí giữa hai tầng. Chiều cao trung bình sẽ từ 2.2m - 2.5m và được bố trí nằm phía trên tầng trệt cùng với trần thấp.
Tầng lửng là gì
Với khái niệm mà Đức Thiện vừa gửi đến, chắc chắn các bạn cũng đã trả lời được câu hỏi tầng lửng là gì rồi đúng không nào.
2. Tầng lửng trong thiết kế nhà có công dụng như thế nào?
Việc tận dụng tầng lửng để làm thành phòng có chức năng riêng là điệu được rất nhiều người sử dụng. Có thể kể đến một số phòng thông dụng như: phòng ngủ trẻ em, nhà kho, phòng thờ,... Đây chính là yếu tố giúp căn nhà được tối ưu một cách triệt để về chức năng sử dụng.
Công dụng của tầng lửng
Nếu cần mặt bằng tầng trệt để kinh doanh, nơi để xe thì sử dụng tầng lửng sẽ làm diện tích của ngôi nhà được mở rộng. Thế nhưng, trong một số trường hợp thì chiều cao công trình để làm gác lửng sẽ là giải pháp hiệu quả cho không gian nhà ở. Với những căn nhà có diện tích lớn hơn thì tầng lửng sẽ giúp không gian thêm thoáng đãng và tăng tính thẩm mỹ.
Chưa dừng lại ở đó, khi căn nhà có phần gác lửng sẽ tạo cảm giác chiều cao của trần nhà được tăng lên tối đa, giúp lấp đầy khoảng trống không gian sàn.
3. Một vài quy định về thiết kế tầng lửng
Khi thiết kế một căn phòng nào đó, bắt buộc phải có những quy định phù hợp để đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ. Tầng lửng cũng vậy, nơi đây cũng cần phải được thiết kế một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Việc kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt sau này và gây ra một số nguy hiểm lớn. Một số quy định mà Đức Thiện gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn thêm phần am hiểu hơn về vấn đề.
3.1 Diện tích xây dựng tối thiểu là bao nhiêu? Tối đa là bao nhiêu?
Gác lửng được thiết kế ở tầng trệt của công trình nên chiều cao từ tầng trệt tính từ nền của tầng trệt tới sàn lầu 1 sẽ không quá 5.8m và không thấp dưới 5m. Phần diện tích gác lửng cũng được quy định không được vượt quá 80% diện tích của tầng trệt.
Nhà riêng lẻ thì tầng lửng không được tính vào tầng chính thức. Diện tích sàn cũng không được vượt quá 65% diện tích sàn và tầng dưới. Chủ nhà sẽ là người quyết định xem căn nhà của mình có nên có thêm tầng lửng hay không.
Diện tích xây dựng tầng lửng
Ở thành phố Hồ Chí Minh, khi được phép xây dựng, diện tích tầng lửng sẽ được lên đến 80% diện tích tầng dưới của sàn. Tùy theo từng khu vực và lộ giới, việc xây dựng gác lửng sẽ được quy định khác nhau. Lộ giới đường dưới 3m5 sẽ không được phép xây dựng tầng lửng.
3.2 Chiều cao của tầng lửng như thế nào là phù hợp?
Chiều cao tầng trệt và tầng lửng đối với nhà có lộ giới dưới 20m sẽ có chiều cao tối đa là 5m8 so với vỉa hè và thấp nhất là 5m6 theo quy định. Ốp trần thạch cao khung chìm chống ẩm thì chiều cao thực tế của tầng sẽ là khoảng 2m4.
Tầng trệt và lửng cần cao 6m và chắc chắn cần được phải xin phép, hạ thấp chiều cao của các tầng để đảm bảo đúng với giấy phép. Tầng trệt lửng cần phải cao 2m8 và thường là các ngôi nhà trong khu vực hẻm nhỏ bị giới hạn ở số tầng.
Chiều cao của tầng lửng
Bởi được xây dựng trên tầng lửng nên các sàn tầng trên cũng được hạn chế theo. Với nhà có tầng lửng, lầu 1 và lầu 2 chỉ được cao tối đa 3m4. Còn với nhà không có lửng, tầng trệt có thể cao đến 4m và lầu 1, lầu 2 có thể cao 3m6, 3m8. Với nhà có lộ giới hơn 20m, tầng lửng sẽ có sàn trệt và lửng cao tối đa 7m.
4. Trong thiết kế nhà tầng lửng được phân loại ra sao?
Tầng lửng được phân chia như thế nào? Hiện nay, tầng lửng được phân chia thành 4 loại chính:
4.1 Tầng lửng phía sau
Tầng lửng phía sau được thiết kế ở các công trình nhà phố hoặc nhà liền kề. Chỉ cần bố trí gác lửng ở phía sau ngôi nhà sẽ vô cùng thuận lợi cho việc quan sát tầng trệt cũng như có thể tận dụng được tối đa được diện tích thành phòng sinh hoạt. Tầng lửng ở vị trí này sẽ giúp tăng thêm yếu tố thẩm mỹ cho không gian phòng khách.
Tầng lửng phía sau
Thế nhưng, nếu thiết kế ở phía sau thế này cũng có một hạn chế bởi chúng sẽ làm không gian trệt phía sau sẽ làm thấp hơn hoặc không gian gác lửng cũng vì thế mà cảm thấy chật chội, không thoáng.
4.2 Tầng lửng bên hông
Đối với lối thiết kế không gian tầng lửng bên hông thì cần phải yêu cầu nhà ở phải có không gian rộng rãi và phù hợp với công trình có diện tích đủ lớn để thực hiện.
Tầng lửng bên hông
4.3 Tầng lửng phía trước
Được xem là vị trí lý tưởng của thiết kế gác lửng nên chủ nhà có thể tự do sáng tạo với không gian này để tạo được điểm nhấn cho căn nhà thân yêu của mình.
4.4 Tầng lửng trong phòng
Thông thường ở vị trí này, phần gác lửng sẽ được bố trí nằm trên toilet và được dùng làm phòng làm việc hoặc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ưu điểm của thiết kế này là sự thoải mái và riêng tư trong sinh hoạt. Tuy nhiên, chủ nhà chỉ có thể bố trí gác lửng nếu phòng ngủ dài hoặc có diện tích lớn.
Tầng lửng trong phòng
5. Các kiểu bố trí tầng lửng đẹp
Tầng lửng có thể được trang trí bằng nhiều cách khác nhau. Chủ nhà có thể sử dụng lan can bằng cường lực, sắt mỹ nghệ hoặc cửa kính để ngăn phòng,...
Nếu chủ nhà có thể cân đối và bố trí tầng lửng hợp lý, căn nhà mỗi khi được bước vào sẽ tạo được cảm giác thoải mái rộng rãi chính là nhờ vào phần trần cao hơn 5m. Diện tích sử dụng nhằm phục vụ vào nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình cũng được đáp ứng đầy đủ.
Các kiểu bố trí tầng lửng đẹp
Gác lửng nên có màu sắc hài hòa với tổng thể không gian ngôi nhà. Phần lan can nên sử dụng chất liệu kính trong suốt để căn gác mang phong cách hiện đại hơn đồng thời đảm bảo độ thông thoáng.
Đồ nội thất, đồ trang trí nên chọn những vật nhỏ gọn và đa chức năng bởi tầng lửng có chiều cao thấp và không gian khá nhỏ. Sử dụng các món nội thất thông minh kết hợp với màu sắc trung tính sẽ làm tăng diện tích tầng lửng một cách hiệu quả hơn.
6. Cách lựa chọn vật liệu, màu sắc phù hợp cho tầng lửng
6.1 Lựa chọn vật liệu cho tầng lửng
Vật liệu phù hợp, trọng lượng cần phải nhẹ nhưng khả năng chịu lực cũng cần phải tốt. giá thành rẻ nhất là tấm lót PVC có giá dao động từ 160.000 – 170.000đ/m2. Ván PVC chống mối mọt, tiếng ồn, dễ thi công. Nhưng hình thức không bắt mắt và dễ bị hư hỏng khi tia UV chiếu vào.
Lựa chọn vật liệu cho tầng lửng
Vật liệu kế đến là ván gỗ lót, có giá từ 180.000đ. Hình thức bên ngoài khá sang trọng, khá giống với gỗ tự nhiên. Nhược điểm là dễ bị cong vênh khi gặp ẩm mốc.
Còn vật liệu cao cấp nhất, được nhiều gia chủ sử dụng là tấm xi măng Cemboard có khả năng chịu lực, chống ẩm, chống cháy và chống tiếng ồn cao. Tuy nhiên giá thành lại khá đắt đỏ từ 500.000 – 700.000đ/m2.
Bạn nên dựa vào điều kiện tài chính và nhu cầu để quyết định xem nên sử dụng vật liệu nào nhé!
6.2 Chọn màu sắc phù hợp cho tầng lửng
Màu sắc của gác lửng cũng cần phải đảm bảo được sự hài hòa so với tổng thể của không gian chung. Bạn nên chọn màu chủ đạo của căn nhà để sơn cùng màu với phần gác lửng. Lan can thì nên lựa chọn và sử dụng những vật liệu trong suốt để căn gác thêm phần hiện đại nhưng cũng không làm mất đi sự thông thoáng.
6.3 Thiết kế nội thất, trang trí tầng lửng
Đồ nội thất nên chọn những vật nhỏ gọn, đa chức năng. Vì tầng lửng có chiều cao thấp và không gian khá chật hẹp. Sử dụng các món đồ nội thất thông minh kết hợp với nhau và màu sắc trung tính sẽ làm tăng diện tích hiệu quả hơn.
7. Lưu ý khi thiết kế tầng lửng
- Không nên thiết kế xà ngang chèn ép gác lửng: Điều này sẽ làm suy giảm tài lộc trong yếu tố phong thủy, gây chèn ép luồng khí di chuyển quanh nhà. Vì thế hãy điều chỉnh xà ngang thích hợp.
- Gác lửng nên có cửa sổ: Đem đến sự thông thoáng. Vượng khí luôn được hanh thông, sinh nhiều tài lộc. Nguồn ánh sáng cũng được thu về nhiều hơn.
- Không làm cầu thang thẳng và dốc: Khiến luồng khí đi xuống và thoát nhanh hơn. Hãy ưu tiên dạng xoắn ốc hay chỗ vòng để giữ được nguồn tài lộc.
Lưu ý khi thiết kế tầng lửng
- Khi muốn xây thêm tầng cho tầng lửng đó là không nên sử dụng các vách ngăn để phân chia, sẽ khiến cho không gian trở nên chật hẹp hơn.
- Diện tích của gác lửng thường chiếm khoảng 1/2 - 2/3 diện tích tầng trệt. Từ 3.5m – 4m là độ cao tầng trệt bình thường, nếu trệt có gác lửng thì cao từ 4.5m – 5m. Khi đó, cao độ tầng lửng sẽ rơi vào khoảng từ 2.2m – 2.5m. Nếu thấp hơn sẽ làm tầng lửng cảm giác bị bí bách, chật chội, nhưng nếu xây cao quá 3m, khi nhìn vào sẽ có cảm giác bị lấn át, mất đi sự cân bằng và tính thẩm mỹ.
Hy vọng với bài viết mà Đức Thiện vừa gửi đến, các bạn cũng đã trả lời cho mình được câu hỏi “tầng lửng là gì” cũng với những thông tin liên quan rồi đúng không nào? Chúc bạn sẽ có một tầng lửng phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng của nhà mình.