Với những mẹo đơn giản, nhưng bài thuốc trong dân gian truyền lại sau đây giúp bạn hết bị rát đau họng, lại còn cực kỳ là dễ làm mà mang lại hiệu quả, đơn giản an toàn ai cũng có thể sử dụng được, hãy đọc hết bài viết để trang bị cho mình, khi cần nhé
Nước muối sinh lý
Nhận định của các chuyên gia, súc miệng với nước muối ấm có thể giúp bạn giảm đi cơn Đau Rát Cổ Họng khó chịu, nhờ vào khả năng tiệt trùng, kháng khuẩn của loại dung dịch này.
Bạn có thể tự pha dung dịch súc miệng này bằng cách hòa tan 1/2 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc trên toàn quốc để đảm bảo độ tinh khiết của dung dịch.
Súc miệng bằng nước muối ấm có hiệu quả giảm đau trong trường hợp viêm amidan, viêm thanh quản cấp, viêm VA và tổn thương hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối 1 – 2 lần/ngày để phòng ngừa các vấn đề về đường hô hấp.
Gừng tươi
Gừng tươi (sinh khương) đã được dùng để giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tình ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống (giảm đau), cải thiện sức đề kháng cho người bệnh
Xem thêm: Tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong và những điều cần biết
Mật ong
Dù được dùng riêng hay pha với trà hoặc nước ấm thì mật ong đều đem lại lợi ích đáng kể trong việc trị đau họng tại nhà.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy so với các thuốc giảm ho thông thường, mật ong có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng mật ong còn có khả năng chữa lành vết thương hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể giúp chữa lành những thương tổn trong cổ họng nhanh hơn. Đặc biệt là không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một thức uống thơm ngon, bên cạnh đó, từ lâu, loại trà này đã được sử dụng với nhiều mục đích y học khác nhau, bao gồm làm xoa dịu cơn đau họng khó chịu. Điều này có thể giải thích bởi đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và “làm mịn” lớp niêm mạc cổ họng của trà hoa cúc.
Một số nghiên cứu cho ra kết quả về trà hoa cúc, đây loại trà thảo mộc này còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch hoạt động, nhằm đối phó với tình trạng nhiễm trùng gây đau họng ngay từ đầu. Mặt khác, không ít giả thiết cho rằng trà hoa cúc còn có khả năng thuyên giảm những triệu chứng cảm lạnh khác.
Là tía tô
Lá tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước, protein,… nên rất tốt cho hệ miễn dịch và đặc biệt là sức đề kháng và sức khỏe tai – mũi – họng. Lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt. Chính vì vậy mà loại lá này thường được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà.
Bạc hà
Tác dụng chính của bạc hà là “làm mới” hơi thở. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tinh dầu bạc hà pha loãng còn có tác dụng chữa đau họng, bằng cách “đánh tan” đờm, làm xoa dịu cơn đau họng và ho. Ngoài ra, bạc hà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thuận lợi cho việc trị đau họng tại nhà.
Bạn có thể hãm lá bạc hà với nước sôi để pha thành trà hoặc xông hơi với tinh dầu bạc hà, cách này giúp bạn chữa cơn đau họng.
Dễ cam thảo
Trong y học cổ truyền, các chuyên gia đã dùng rễ cam thảo để điều trị viêm họng mãn tính. Một vài nghiên cứu gần đây cho biết loại thảo mộc này cũng đem lại tác dụng tương tự khi dùng nó như một thành phần trong nước súc miệng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý ở phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng cách trị đau họng tại nhà này, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Giấm táo
Giấm táo giống như một chất kháng khuẩn tự nhiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm táo có lợi ích đáng kể trong việc chống nhiễm trùng. Nó có thể giúp bạn làm tan đờm và ngăn chặn vi khuẩn lây lan, nhờ đặc tính axit.
Bạn có thể dùng giấm táo như một mẹo chữa đau họng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như sự nhạy cảm của cơ thể đối với giấm táo. Tốt nhất là trước khi áp dụng phương pháp trị đau họng tại nhà, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Tắc (quất) chưng đường phèn
Tắc có vị chua, tính ấm, tác dụng giải cảm, nhuận phế và tiêu đờm, giảm ho có đờm và khàn tiếng. Ngoài ra, trong quả này còn có Vitamin C giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ hoạt động tiêu diệt virus, vi khuẩn của hệ miễn dịch.
Đường phèn là loại đường được chế biến từ thốt nốt, củ cải hoặc mía với vị ngọt thanh tự nhiên. Không chỉ có tác dụng tăng hương vị món ăn, đường phèn còn có tác dụng thanh nhiệt và nhuận phế. Kết hợp tắc và đường phèn có thể làm giảm cảm giác ngứa, đau rát cổ họng và ho do các bệnh đường hô hấp gây ra.
Tỏi
Tỏi là vị thuốc Nam có nhiều tác dụng chữa bệnh nhất như là các bệnh về đường hô hấp vì trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất như allicin, diallyl, ajoene,… là những chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Tỏi cũng rất an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Chanh
Tương tự với dung dịch nước muối sinh lý và mật ong, thì chanh cũng là một lựa chọn lý tưởng cho việc trị đau họng tại nhà, có khả năng làm tan đờm và giảm đau ở cổ họng. Không những vậy, lượng vitamin C trong chanh dồi dào có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, các tế bào bạch cầu được tiếp thêm sức mạnh để chống lại các mầm bệnh.
Để trị đau họng tại nhà, bạn pha nước chanh với nước ấm và có thể thêm mật ong hoặc không tùy thích.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về nhiều bài viết qua các lĩnh vực khác Bất động sản, đời sống, phòng thủy, trên ducthien.vn nhé.