Chất đạm, còn gọi là protein là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng, là chất căn bản của sự sống mọi tế bào. Trong cơ thể, chất đạm có nhiều chức năng quan trọng như cung cấp năng lượng cho một hoạt động cơ thể, xây dựng tế bào mới, bổ sung tế bào hư hao. Chất đạm rất cần thiết trong quá trình phát triển của móng tay, làn da khỏe mạnh và kích thích tóc mọc.
Thiếu chất đạm là một trong những điều quan trọng nhất cần phải biết nhưng không phải ai cũng biết điều này.
-
Giảm khối lượng cơ bắp
Giảm khối lượng cơ bắp thường là dấu hiệu lớn nhất của việc thiếu hụt đạm.
Điều này có thể xảy ra vì nếu cơ thể thiếu hụt lượng đạm trong chế độ ăn uống, nó có xu hướng lấy từ cơ bắp, lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Theo thời gian, dẫn đến mất cơ. Chính vì vậy, cần hấp thụ đủ lượng đạm cho cơ thể cần, để xây dựng cơ bắp khỏe mạnh.
-
Phù nề
Trong thời gian ngắn cơ thể thiếu chất đạm sẽ dẫn đến tình trạng phù nề vì sự tồn lưu chất lỏng. Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chất lỏng tích tụ trong các mô, đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Thiếu chất đạm gây phù nề hoặc cơ thể giữ nước, dẫn đến sưng ở các bộ phận khác của cơ thể như dạ dày, bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, việc thiếu chất đạm cũng sẽ dẫn đến các khớp xương cứng và huyết áp cao.
Xem Tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong và những điều cần biết
-
Hệ miễn dịch bị tổn thương
Axit amin là chất dinh dưỡng thiết yếu được tìm thấy trong đạm. Tuy nhiên, sự thiếu hụt axit amin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này sẽ gây tổn hại cho hệ miễn dịch và có thể vô hiệu hóa khả năng cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Một nghiên cứu cho biết, hấp thụ đạm giúp tăng cường hệ miễn dịch và tránh được bệnh tật. Đạm dường như thúc đẩy sản xuất glutathione trong mô. Glutathione là một yếu tố trong hệ thống phòng thủ chống oxy hóa trong cơ thể, quyết định chức năng miễn dịch, theo Hindustan Times.
-
Huyết áp thấp và nhịp tim chậm
Huyết áp sẽ giảm khi thiếu hụt chất đạm. Sau đó sẽ góp phần tác động đến các bộ phận khác của cơ thể vì các mô không nhận đủ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất đạm, nhịp tim có thể bị chậm khiến bạn sẽ cảm thấy khó thở, mê sảng... Nếu nhịp tim giảm dưới mức bình thường (60-100 nhịp mỗi phút), hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
-
Lâu lành vết thương
Bạn sẽ rất ngạc nhiên là quá trình chữa lành vết thương có liên quan đến độ đạm trong cơ thể. Chính vì vậy cần ăn đủ lượng đạm tối thiểu khuyến nghị hằng ngày để giúp chữa lành và tốc độ hồi phục các chấn thương sẽ nhanh hơn.
-
Các bệnh về gan, thiếu máu
Bệnh gan và thiếu đạm thường có liên quan đến nhau. Nếu không đủ protein, gan phải làm việc quá mức để loại bỏ chất béo và giải độc. Ngoài ra, chất đạm bị thiếu, cơ thể cũng dễ bị thiếu vitamin B12 và folate, thúc đẩy bệnh thiếu máu. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng huyết áp thấp và mệt mỏi.
-
Tóc rụng, móng dễ gãy
Thiếu đạm, có thể làm đỏ trên da, móng tay dễ gãy hơn và tóc dễ gãy rụng hơn. Ngoài ra, thiếu đạm, tóc có thể mất đi độ bóng mượt và chẻ ngọn, lượng tóc giảm đi và kém dày.
Bài viết trên chi sẻ chút kinh nghiệm về Thiếu chất đạm cơ thể sẽ như thế nào, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về nhiều bài viết qua các lình vực Bất động sản, đời sống, phòng thủy, trên ducthien.vn nhé.