Nội dung bài viết
1. Các loại bàn thờ trong nhà gia chủ nên biết
2. Gợi ý mẫu các loại bàn thờ trong nhà được ưa chuộng
3. Tiêu chuẩn kích thước của bàn thờ gia tiên
4. Chất liệu sử dụng trong các loại bàn thờ trong nhà
5. Những điều kiêng kỵ gia chủ cần biết khi thiết kế các loại bàn thờ trong nhà
Không gian nhà ở không thể không kể đến nơi quan trọng và linh thiêng để bày tỏ sự thành kính, tri ân với bậc tiền nhân chính là khu vực thờ cúng. Vậy, làm sao để lựa chọn được các loại bàn thờ trong nhà phù hợp? Trong mỗi gia đình Việt thì có loại bàn thờ trong nhà nào được ưa chuộng hiện nay? Cùng Đức Thiện tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây nhé!
1. Các loại bàn thờ trong nhà gia chủ nên biết
Đặt bàn thờ đúng cách không chỉ giúp gia chủ thể hiện được lòng thành kính, rước được tài lộc, may mắn đến cho cho gia đình và người thân còn giúp bạn tránh được những rủi ro, vận hạn. Cùng điểm qua một số các loại bàn thờ trong văn hóa của các gia đình Việt mà chúng tôi chia sẻ.
1.1 Bàn thờ gia tiên
Phổ biến đối với người dân Việt Nam theo phong tục thờ cúng tổ tiên đã có từ lâu đời. Tùy vào diện tích của ngôi nhà, cách bày trí cũng khác nhau và là nơi lý tưởng để thờ cúng ông bà, tổ tiên đã khuất trong nhà.
Bàn thờ gia tiên là phong tục thờ cúng lâu dài của người dân Việt Nam
Đối với bàn thờ gia tiên thì chủ nhà thường ưu tiên lựa chọn vị trí sạch sẽ, cao ráo, và yên tĩnh dùng để đặt. Bàn thờ thì bên trên được bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Hương, hoa, chén nước chính là những món đồ không thể thiếu.
1.2 Bàn thờ Ông Địa
Việc có một chiếc bàn thờ Ông Địa trong nhà đã không còn xa lạ đối với người Việt. Việc thờ ông Địa - người cai quản đất đai chính là cầu cho đất đai màu mỡ, phì nhiêu, thoát khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ, rước về tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Đặt bàn thờ ông Địa thì hãy đặt theo hướng thẳng ra phía cửa nhà có vị trí vách dựa vào để tạo được sự vững chắc cho tủ thờ và đem lại yên bình cũng như may mắn. Đặt bàn thờ theo các hướng Quý Nhân hoặc Thiên Lộc để mọi việc trong gia đình được thuận lợi. Bình thường bàn thờ Ông Địa được thờ cúng chung với bàn thờ Thần Tài.
1.3 Bàn thờ Thần Tài
Đem lại tiền bạc của cải cho mỗi gia đình, bàn thờ Thần Tài thường được các gia đình, cửa hàng, công ty, doanh nghiệp,... để giúp phù hộ cho công việc thuận lợi, may mắn, tiền bạc.
Vị trí đặt bàn thờ được đặt ngay trên nền nhà chứ không phải phía trên cao giống như các loại bàn thờ thông thường. Thế nhưng, không vì thế mà bạn lại bỏ bê việc dọn dẹp nhé! Bàn thờ này Thần Tài cũng rất ưa chuộng sạch sẽ, sáng sủa nên trong quá trình thờ cúng thì hãy đảm bảo điều này bằng việc thường xuyên lau dọn và thay nước nhé!
Bàn thờ thần tài đem lại tài lộc cho gia chủ
Ưu tiên đặt vị trí thần tài theo hướng tốt của chủ nhà, hoặc theo hướng đón khí bên ngoài và ưu tiên sự giúp đỡ của các thầy phong thủy để lựa chọn được vị trí tốt và đảm bảo quan sát được hết sự ra vào của khách khi đến cửa hàng.
1.4 Bàn thờ Phật
Việc thờ Phật có ý nghĩa rất quan trọng bởi luôn tin tưởng và học tập theo lời dạy của Ngài mà từ bỏ những thói hư tật xấu, mở rộng tấm lòng từ bi, sống hướng thiện.
Nếu lập bàn thờ Phật thì hãy lựa chọn nơi cao ráo, yên tĩnh và tuân thủ một số quy tắc dưới đây:
- Không đặt trong phòng ngủ, ưu tiên nếu có điều kiện cần đặt ở phòng riêng.
- Chỉ nên có một bức tượng Phật trên một bàn thờ Phật bởi đây chính là hy vọng giúp mang đến sự bình an cho cả gia đình.
- Hãy chú ý lau dọn sạch sẽ tượng Phật thường xuyên. Rằm và mùng 1 dùng nước thơm để tắm tượng, tượng hỏng thì thỉnh cầu thả sông, thay bằng tượng khác, nhờ chuyển lên chùa khai quang mà không nên vứt bỏ một cách tùy tiện.
- Không đặt ở những nơi không sạch sẽ hoặc quá ẩm thấp.
1.5 Bàn thờ công giáo
Loại bàn thờ này dành riêng cho những gia đình theo đạo Thiên Chúa Giáo để mở ra con đường dẫn ta trở về với Thiên Chúa. Con người bước lên sự thánh thiện, các gia đình theo đạo này thường đặt bàn thờ Công Giáo ở vị trí sang trọng nhất trong phòng khách hoặc phòng thờ trên tầng thượng. Nếu đặt cùng với bàn thờ gia tiên thì vị trí bàn thờ gia tiên phải thấp hơn so với bàn thờ Thiên Chúa.
Bàn thờ công giáo dành cho các gia đình theo đạo Thiên Chúa Giáo
1.6 Bàn thờ vọng
Bàn thờ vọng là một trong các loại bàn thờ chỉ dành cho những người xa quê, ít có điều kiện trở về nhà trong dịp lễ, tết, giỗ nhưng vẫn muốn hướng về ông bà, tổ tiên. Nếu có ý định muốn lập bàn thờ thì phải trực tiếp về quê báo cáo với ông bà, tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hoặc một vài nén nhang đang cháy dở để thắp tiếp.
Ưu tiên đặt ở một phòng riêng biệt để tăng vẻ tôn nghiêm còn nếu không có điều kiện thì hãy đặt tại phòng khách. Bàn thờ Vọng phải được đặt cao hơn chỗ tiếp khách và hướng về hướng quê để gia chủ vái lạy được thuận hướng.
1.7 Bàn thờ bà cô ông mãnh
Công mãnh là chỉ những người đang chết trẻ mà chưa kịp lập gia đình nhưng để thờ chung với tổ tiên là không được bởi còn ít tuổi. Vị trí bàn thờ cần được đặt ở phía dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên hoặc nếu được đặt cùng thì cũng phải được đặt thấp hơn một bậc. Đối với loại bàn thờ này thì không cần bày trí quá phức tạp chỉ cần ảnh, bát hương, chén nước, đèn,... Chủ nhà cúng Bà Cô Ông Mãnh vào các ngày sóc vọng, ngày kỵ giỗ tết giống thờ tổ tiên.
Bàn thờ bà cô ông mãnh được lập dành cho những người ít tuổi
1.8 Bàn thờ người mới mất
Những người mới mất chưa được thờ chung với tổ tiên nên lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang, sau 3 năm mới được rước lên bàn thờ tổ tiên. Trong 49 ngày đầu tiên cần phải thắp hương, cơm, canh, trước khi gia đình ăn để người mất được thụ hưởng.
2. Gợi ý mẫu các loại bàn thờ trong nhà được ưa chuộng
2.1 Tủ thờ
Tủ thờ thường được sử dụng trong các ngôi nhà thành phố, nhà chung cư với diện tích vừa và nhỏ. Hông và phần dưới của tủ thường được thiết kế để chứa đồ như hương đèn, vàng mã, gia phả, sổ sách ghi chép lịch giỗ,... Các loại bàn thờ trong nhà thuộc tủ thờ đều được trang trí bởi những nét hoa văn phong phú, tinh tế, và làm tôn nghiêm lên sự trang nghiêm của không gian thờ tự.
Tủ thờ đơn giản và là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình
2.2 Sập thờ
Loại bàn thờ này thường thì những nhà có diện tích lớn mới sử dụng được, không gian thờ cúng vì thế cũng được thiết kế đi kèm với một bàn thờ nhỏ. Hiện nay có các loại bàn thờ trong nhà sập thờ đa dạng như: sập thờ chạm mai điểu, sập thờ chạm tứ linh, sập thờ chạm hoa sen,... Phổ biến nhất vẫn là sập thờ chạm tứ linh.
2.3 Bàn thờ án gian
Kiểu bàn thờ này thường được thiết kế và chạm khắc rất tinh tế, gia chủ có thể lựa chọn được những mẫu bàn thờ gian án phù hợp theo sở thích, kích thước ngôi nhà và phù hợp theo phong thủy.
2.4 Bàn thờ ô xa
Bàn thờ ô xa tạo sự trang trọng cho không gian nhà ở, được thiết kế tinh xảo với nhiều ô bên trong với họa tiết chạm khắc tinh xảo. Sơn son thép vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim được bảo quản trong các ô kính nên độ bền rất cao, giữ được các đường nét chạm khắc và màu sơn
Bàn thờ ô xa được thiết kế tinh xảo
3. Tiêu chuẩn kích thước của bàn thờ gia tiên
Người Việt rất coi trọng về phong thủy của bàn thờ, nhất là đối với bàn thờ gia tiên trong nhà. Việc thiết kế kích thước bàn thờ gia tiên tiêu chuẩn có ý nghĩa rất quan trọng. Thường thì kích thước bàn thờ gia tiên sẽ được thiết kế theo Lỗ Ban để mang đến tài lộc cho con cháu.
Đây là một số kích thước Bàn thờ gia tiên hay dùng nhất theo lỗ ban ( dài x cao x rộng được tính theo mm) mang đến: sự vượng tài, phú quý, hỷ sự, tài lộc, đại cát, quý tử, hưng vượng, đỗ đạt…như sau:
-
2350 x 1270 x 1270
-
1970 x 1270 x 1070
-
1970 x 1270 x 870
-
1750 x 1270 x 810
-
1530 x 1270 x 690
4. Chất liệu sử dụng trong các loại bàn thờ trong nhà
Sử dụng chất liệu bằng gỗ tự nhiên, nếu dùng sai gỗ hay gỗ tạp, gỗ ghép bởi chúng ảnh hưởng đến tài vận, may mắn của gia chủ.
Gỗ hương được lựa chọn là chất liệu tốt cho bàn thờ
Bạn cần chọn đúng được loại gỗ quý, thơm, bền, chắc và quan trọng là sử dụng được lâu dài. Gỗ mít chính là loại gỗ được ưu tiên sử dụng đầu tiên, nếu có điều kiện hơn thì hãy chọn gỗ hương để đảm bảo độ bền.
5. Những điều kiêng kỵ gia chủ cần biết khi thiết kế các loại bàn thờ trong nhà
- Phòng thờ không nên thiết kế quá sáng sẽ ảnh hưởng đến tính trang nghiêm và yên tĩnh của nơi thờ cúng.
- Đối với những phòng thờ có diện tích nhỏ chỉ nên chọn những chiếc đèn treo nhỏ để tương xứng với phòng. Không nên chọn những chiếc đèn chùm loại lớn sẽ gây ảnh hưởng đến bố cục của căn phòng.
- Đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi hành lễ cúng bái.
- Bài vị của tổ tiên không được thiết kế cao hơn tượng Thần, Phật hay Chúa.
- Bàn thờ chỉ nên thờ 2 họ nội ngoại của chủ nhà.
- Bàn thờ tổ tiên không đặt ở trung tâm nhà.
- Không thiết kế bàn thờ tổ tiên đối mặt với bàn thờ Thần, Phật.
- Không đặt bàn thờ tổ tiên dưới xà nhà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của các thành viên trong gia đình.
- Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao.
- Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương
- Không nên đặt bàn thờ Tổ Tiên hướng vào nhà vệ sinh vì đặt cạnh nhà vệ sinh sẽ làm bàn thờ bị ô uế không tốt.
- Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ trong phòng ngủ, những nơi không sạch sẽ.
- Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
- Ngoài ra, bàn thờ cũng phải luôn được giữ sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang.
Hy vọng, với bài viết về “các loại bàn thờ trong nhà” mà Đức Thiện vừa gửi đến, các bạn cũng đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để lựa chọn được loại bàn thờ phù hợp với gia đình mình.