Nhà cũ sau vài năm sử dụng đã có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp, khiến cho gia đình bạn cảm thấy bí bách và thiếu sức sống.
Đối với trường hợp này, cải tạo nhà cũ là giải pháp hiệu quả để đem đến diện mạo mới mẻ, hiện đại cho ngôi nhà mà không tốn kém quá nhiều chi phí xây dựng mới hoàn toàn. Bài viết sau đây của Đức Thiện sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số phương án cải tạo nhà cũ đơn giản, giúp bạn nâng cấp không gian sống cho gia đình mình.
Khi nào nên cải tạo nhà cũ?
- Nhà cũ bị xuống cấp, các lớp sơn tường nhạt màu, bong tróc,... tuy nhiên kết cấu chung của cả căn nhà vẫn còn chắc chắn.
- Phong cách thiết kế nhà cũ đã lỗi thời, không còn thích hợp với sở thích của chủ nhà.
- Diện tích căn nhà không còn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho cả gia đình, gia chủ muốn cơi nới hoặc nâng tầng để không gian rộng rãi, thông thoáng hơn.
- Nhà cũ thiếu ánh sáng, cần thiết kế lại để có được không gian sáng sủa hơn bằng cách bố trí công năng và vị trí của từng phòng,...
Khi nào nên cải tạo nhà cũ?
6 kinh nghiệm cải tạo nhà cũ
Cải tạo nhà tầng cũ
Để cải tạo nhà tầng cũng bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây để có thêm kinh nghiệm cho mình, cụ thể:
- Thay đổi màu sắc tường nhà, nên ưu tiên chọn gam màu nhẹ nhàng để tạo sự tinh tế cho căn nhà.
- Bỏ các chi tiết rườm rà, cầu kỳ để tạo không gian thoáng, đỡ bí bách.
- Thiết kế lại ban công với nhiều cây xanh và hoa để tạo sự tươi trẻ, mới mẻ.
Cải tạo nhà ống cũ
- Nâng cấp lên thành nhà 2 tầng, bên cạnh đó bạn có thể thiết kế thêm sân vườn hay giếng trời để không gian được mở rộng.
- Đổi mới nội thất trong nhà cũng như sắp xếp lại đồ đạc, loại bỏ vật dụng không sử dụng cũng là cách cải tạo nhà ống cũ hiệu quả. Bạn nên chọn những món đồ nội thất có kích thước nhỏ gọn, hiện đại và thông minh hơn.
- Với mặt tiền nhà ống, có thể tân trang lại bằng cách thay đổi màu sơn, phong cách trang trí cho ban công, mở thêm cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên cho cả căn nhà.
Cải tạo nhà ống cũ
Cải tạo nhà ở tập thể cũ
- Mở rộng diện tích bằng cách sắp xếp lại không gian nhà ở sao cho phù hợp.
- Thiết kế không gian mở để tạo sự gần gũi với thiên nhiên như sửa lại diện tích cầu thang, ban công tầng 2,...
- Dỡ bỏ những khoảng ngăn cách giữa các phòng để có lối đi chung rộng rãi hơn.
- Chọn tone màu có thiết kế tối giản, gam màu sáng để không gian được thoáng mát, sáng sủa hơn.
- Loại bỏ những món đồ nội thất không cần thiết để căn tập thể đỡ ngột ngạt.
- Đặc biệt xử lý khả năng chống thấm, chống ẩm để tường nhà được bảo vệ, đem lại giá trị sử dụng lâu dài.
Cải tạo nhà ở tập thể cũ
Cải tạo biệt thự cũ
- Lựa chọn các tone màu sang trọng như vàng, trắng, vàng đỏ,...
- Chọn những món đồ nội thất phù hợp với thiết kế của ngôi nhà, điều này sẽ tạo sự đồng nhất cho cả không gian biệt thự.
- Ưu tiên chọn đồ nội thất để hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng.
Cải tạo biệt thự cũ
Cải tạo chung cư cũ
- Loại bỏ những đồ cồng kềnh, cũ kỹ: Bỏ những món đồ nội thất chiếm nhiều diện tích, thay vào đó chỉ tập trung vào những vật dụng cần thiết, phù hợp với căn hộ.
- Sử dụng đồ nội thất thông minh: Do diện tích chung cư khá hạn chế vì thế bạn nên chọn đồ nội thất có thiết kế nhỏ gọn, đa năng như sofa giường, bàn ăn gấp gọn,...
- Tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên: Thay đổi thế cửa sổ với kích thước lớn hơn, sử dụng gương tại các khu vực phòng khác, phòng ngủ,...
- Làm mới hệ thống điện nước: Kiểm tra lại hệ thống điện nước để đảm bảo an toàn, tránh các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sử dụng.
- Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà bằng cách trang trí lại không gian sống, sử dụng các vật liệu như gạch ốp lát, giấy dán tường, tranh ảnh,... để tăng giá trị thẩm mỹ cho căn hộ.
- Thêm cây xanh vào nhà để giúp bầu không khí được trong lành, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Cải tạo chung cư cũ
Cải tạo nhà nhà cấp 4 cũ
- Thêm gác lửng để tăng thêm diện tích cho cả ngôi nhà.
- Sắp xếp lại các món đồ nội thất trong nhà để tăng thêm diện tích.
- Tránh chọn những món đồ nội thất có màu sắc rực rỡ, gây cảm giác bí bách khi trang trí.
Cải tạo nhà cấp 4 cũ
Quy trình cải tạo nhà cũ gồm mấy bước?
Quy trình cải tạo nhà cũ gồm 10 bước cụ thể:
- Bước 1: Xác định mục đích và ngân sách cần thiết để cải tạo nhà cũ.
- Bước 2: Chọn đơn vị thi công thực hiện.
- Bước 3: Khảo sát tình trạng nhà cũ để cải tạo.
- Bước 4: Chọn phong cách thiết kế và hoàn thành bản vẽ cải tạo nhà cũ.
- Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết để xin phép cải tạo nhà ở.
- Bước 6: Đóng gói và vận chuyển đồ trong nhà.
- Bước 7: Tháo dỡ các phần của ngôi nhà đã xuống cấp.
- Bước 8: Chuẩn bị nguyên vật liệu, điện, nước đầy đủ để phục vụ cho quá trình thi công.
- Bước 9: Thực hiện cải tạo ngôi nhà.
- Bước 10: Nghiệm thu và bàn giao nhà cho gia chủ.
Quy trình cải tạo nhà cũ gồm mấy bước?
6 lưu ý khi sửa chữa cải tạo nhà
- Khi sửa nhà bạn cần xem tuổi, xem ngày sửa nhà phù hợp.
- Lựa chọn màu sơn phải phù hợp với phong thủy, hợp mệnh của gia chủ để giúp cho gia đình êm ấm, quá trình sinh sống được suôn sẻ.
- Lưu ý tạo hình cho phòng khách vuông vắn, cân đối để có nhiều điềm lành, giúp điều hòa và luân chuyển vận khí tốt cho cả căn nhà.
- Tránh thiết kế bếp đối diện cửa chính, nếu không thể bố trí hợp lý nên sử dụng rèm, lắp thêm kệ hoặc vách ngăn để che chắn khu vực bếp.
- Không nên đặt vị trí hai cửa trên cùng một đường thẳng, bởi theo quan niệm xưa thiết kế này sẽ khiến cho gia đình bị hao hụt tiền tài, sức khỏe, năng lượng.
- Chọn vị trí nhà vệ sinh thích hợp, không nên đặt nhà vệ sinh tại trung tâm căn nhà để tránh luồng uế khí trong nhà.
6 lưu ý khi sửa chữa cải tạo nhà
Thông qua những phương án cải tạo nhà cũ trong bài viết trên của Đức Thiện, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng biến hóa không gian sống của gia đình mình trở nên mới mẻ, hiện đại hơn. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay hôm nay để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà việc cải tạo nhà cũ mang lại