Nội dung b
Bậc tam cấp trước nhà được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc của ngôi nhà. Được xây trên một khoảng đất tương đối rộng, trước nhà có khoảng sân và được ngăn cách bởi hiên và Bậc tam cấp,.. Vậy, bậc tam cấp trước nhà là gì? Cách tính bậc tam cấp ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc nhé!
1. Bậc tam cấp trước nhà là gì?
Chỉ cần nhắc đến tên bất cứ ai cũng dễ dàng hình dung được hình dạng của nó. Bậc tam cấp được miêu tả vô cùng đơn giản với hình dạng sơ khai của nó tức là ba bậc thềm. Thiết kế Bậc tam cấp là người xưa đã vận dụng được mọi kiến thức để có thể tính được ra bậc thềm nhà phong thủy để đáp ứng được sự hài hòa và đúng đắn và đây chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.
Khái niệm Bậc tam cấp trước nhà
Tam cấp trong bậc tam cấp được tuân theo 3 cấp Thiên - Địa - Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng. Cần có sự bố trí hợp lý, nhất nhất phối hợp để tạo được sự hài hòa giữa con người và cả tự nhiên nên bậc tam cấp trước nhà cũng cần tuân theo những chuẩn mực cần thiết thiết.
2. Kích thước bậc tam cấp trước nhà trong thiết kế
- Kích thước tam cấp nhà ở: Độ rộng của bậc tam cấp nên gấp đôi chiều cao của bậc. Thông số bậc tam cấp cơ bản được sử dụng trong thiết kế nhà ở với chiều cao từ 15 - 18 cm, độ rộng mỗi bậc dao động từ 20 - 30 cm. Kích thước tạo cảm giác cho lối vào không quá dốc, độ rộng vừa đủ đảm bảo được độ an toàn.
Kích thước bậc tam cấp tiêu chuẩn
- Kích thước tam cấp trong những công trình công cộng: Những nơi này có nhu cầu đi lại cao nên thiết kế bậc tam cấp cần phải đảm bảo được các yếu tố thoải mái và dễ dàng di chuyển. Độ cao của bậc tam cấp cũng cần được giảm xuống 10 - 20cm, độ rộng thì cần giữ nguyên để mọi người có thể đi lại được một cách an toàn.
- Kích thước tam cấp trong những tòa nhà lớn: Chọn bậc tam cấp có phần kích thước lớn, độ cao thì không cần phải thay đổi chỉ cần tăng được chiều rộng để đảm bảo được sự hài hòa, không chênh lệch và giúp tổng thể cho công trình được đảm bảo độ nguy nga cũng như lộng lẫy hơn.
3. Ý nghĩa của bậc tam cấp trước nhà
Nhân tố tam sinh được xem là một trong những điều vô cùng quan trọng gồm: Thiên - Địa - Nhân với ý nghĩa là sức khỏe dồi dào, phần công việc thì được thành đạt, cuộc sống vô cùng hạnh phúc, tài lộc luôn gặp may mắn nên chú ý đến bậc thềm trước nhà.
- Cần xây dựng các bậc theo số lẻ.
Ý nghĩa của bậc tam cấp
- Cũng có thể xây được 5 bậc tượng trưng cho Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
- Bậc tam cấp không những có tác dụng giúp gia chủ di chuyển lên xuống giữa nhà và sân một cách dễ dàng thì chúng còn có yếu tố phong thủy vô cùng quan trọng.
- Vật liệu được sử dụng thường là đá hoặc bê tông để có thể dễ dàng sử dụng trong thời gian dài và hãy ưu tiên chọn loại đá đảm bảo được độ cứng cao tránh va đập và xước.
- Màu sắc của bậc thì phải đảm bảo được sự hài hòa với màu sắc chung của toàn bộ căn nhà và đường nét hoa văn trang trí để không được làm rối mắt.
4. Cách tính bậc tam cấp trước nhà hợp phong thủy
Bậc tam cấp trước nhà cần được sắp xếp và xây dựng dựa trên nguyên tắc của Sinh - Lão - Bệnh - Tử cần được áp dụng trong đây, và cần phải là những số lẻ như 3 - 5 - 7 - 9 nếu rơi vào chữ Lão thì gia chủ sẽ cực kỳ tốt. Hãy xác định số lượng bậc tam cấp thì hãy căn cứ vào độ cao từ mặt đất của phần sân tới hiên hoặc nền nhà để chọn số lượng bậc một cách chính xác hơn.
4.1 Kích thước bậc tam cấp
Chiều cao bậc tam cấp |
Chiều rộng bậc tam cấp |
Chiều dài bậc tam cấp |
15cm – 18cm |
20cm – 30cm |
Phụ thuộc vào chiều dài của thềm nhà |
Bậc tam cấp không cần nhất thiết cứ phải là ba bậc như định nghĩa. Trên thực tế chúng vẫn có thể có 1 bậc hoặc nhiều hơn 3 bậc với tổng số lượng là 5,7,9 bậc. Thế nhưng, số bậc trong Bậc tam cấp phải là những số thuộc số lẻ bởi theo thuyết âm dương thì số lẻ là tượng trưng cho người sống và ngược lại số chẵn dành cho những người thuộc cõi âm. Bậc tam cấp số chẵn mà chứa số chẵn được xem là con số đại kỵ.
Kích thước tiêu chuẩn bậc tam cấp trước nhà
4.2 Cách tính Bậc tam cấp cho Nhà ở
Nhiệm vụ của Bậc tam cấp chính là giúp chủ nhà thuận tiện hơn trong việc thuận tiện với quá trình di chuyển và làm tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ và sự sang trọng của ngôi nhà.
Thế nhưng, hiện tại có rất nhiều người đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và ý nghĩa và kết cấu của Bậc tam cấp trước nhà bị biến mất. Những yếu tố cần đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu sau:
- Trường hợp 1: Sân và bậc 1 của Bậc tam cấp ngang nhau.
Trường hợp này là vô cùng hy hữu vì nó chỉ có thể xảy ra khi khoảng sân bị đào lõm sâu xuống so với Nhà. Và lúc này sẽ chỉ có 2, thay vì 3 bậc thềm được nối ở giữa.
- Trường hợp 2. Nhà và bậc 3 của Bậc tam cấp ngang nhau
Đây là trường hợp xuất hiện thường xuyên trong các công trình Nhà ở nhưng rất ít khi bị phát hiện.
Khi Nhà và bậc 3 của Bậc tam cấp ngang nhau, chúng ta không thể tính bậc đó là một bậc như bình thường được nữa. Và lúc này, Bậc tam cấp sẽ chỉ còn 2.
Qua các trường hợp lỗi kể trên, chúng ta đã có thể tự tin khi rút ra được kết luận rằng: “Bậc tam cấp sẽ chỉ thực sự là Bậc tam cấp khi chúng được thiết kế sao cho bậc 1 cao hơn sân và bậc 3 thấp hơn Nhà”.
Cách tính bậc tam cấp cho nhà ở
4.3 Cách tính bậc cầu thang theo Sinh - Lão - Bệnh - Tử
Thông thường, chúng ta thường tìm hiểu về cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử mà không biết rằng, cách tính Bậc tam cấp cũng rất cần phải tuân theo nguyên tắc trên thì mới phù hợp với phong thủy..
Theo quan điểm chính thống thì Sân là nơi giàu sinh khí, là vị trí mà mọi người nhất định phải đi qua nếu như muốn vào Nhà. Chính vì thế, đặt Sinh ở Sân là hợp lý nhất. Tiếp đó, ta có thể dễ dàng tính được Tam cấp bậc 1 là Lão, Tam cấp bậc 2 là Bệnh, và cuối cùng, Tam cấp bậc 3 sẽ là Tử.
Cách tính bậc cầu thang theo SInh - Lão - Bệnh - Tử
Bậc tam cấp được coi là một nét thẩm mỹ độc đáo của mỗi ngôi nhà sở hữu chúng. Chính vì thế, người ta thường khá tỉ mỉ khi lựa chọn gạch lát Bậc tam cấp. Chi tiết này không chỉ mang ý nghĩa che phủ và bảo vệ Bậc tam cấp, mà còn phải đảm bảo hài hòa khi xét trên 1 thể thống nhất với Nhà ở. Chúng tôi muốn lưu ý với các bạn một vài vấn đề nhỏ như sau:
- Nên lựa chọn loại gạch có độ bền và độ cứng cao.
- Nên xem xét cả về những yếu tố phụ. Như vân gạch, màu sắc của gạch.
- Đảm bảo độ bóng và độ sáng của Bậc tam cấp sau khi thi công: Bậc tam cấp là chi tiết ở ngoài Nhà, chính vì thế chúng sẽ liên tục phải tiếp xúc với bụi và các tác nhân khác. Để duy trì tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà, chúng ta cần đảm bảo lựa chọn được loại gạch có khả năng sáng bóng khi lau chùi.
Bắt theo xu hướng hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn chất liệu gạch, gỗ, hay bê tông để cấu tạo nên Bậc tam cấp, và sau cùng mới đến lớp gạch lát hay đá ốp. Nhìn chung, tùy thuộc vào sở thích và yêu cầu, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn nguyên vật liệu để cấu thành Bậc tam cấp. Điều kiện cần chính là đảm bảo được độ cứng, và độ bền cao.
Để hoàn thiện một cách trọn vẹn thì đòi hỏi người thực hiện phải có sự tỉ mỉ và tinh tế. Nếu muốn sở hữu Bậc tam cấp đảm bảo được các yếu tố như đẹp, sang, hợp phong thủy thì hãy tìm hiểu thật kỹ hãy hoàn thành những chi tiết dù là nhỏ nhất.
5. Một số lưu ý khi thiết kế bậc tam cấp trước nhà
Lưu ý chọn phần đá chú ý những lưu ý dưới đây:
- Chọn đá bậc tam cấp cứng cáp, có độ bền cao: Đá xanh, đá đen, đá trắng, đá hoa cương.
- Đá ốp bậc tam cấp có màu sắc tối màu, không nên chọn quá sáng hoặc quá sặc sỡ.
- Trong quá trình xây dựng cần chú ý, cẩn thận để khi hoàn thành vẫn giữ được độ sáng bóng, bền đẹp và không bị trầy xước hay sứt mẻ.
Một số lưu ý cần nắm chắc
Hy vọng, với bài viết về Bậc tam cấp trước nhà mà BĐS ĐỨC THIỆN vừa gửi đến, các bạn cũng đã có những cái nhìn rõ nét hơn về loại hình này.