Rau sạch là rau an toàn, không chứa các chất độc hại, có thể dùng làm rau sống hay chế biến thành nhiều món. Cùng tìm hiểu ngay xem rau sạch là gì trong bài viết.
Rau sạch là rau an toàn, không chứa các chất độc hại, có thể dùng làm rau sống ăn luôn hoặc chế biến thành nhiều món ngon khác. Vậy rau sạch là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về rau sạch cũng như tiêu chuẩn chọn rau, cách phân biệt rau sạch với rau hữu cơ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Rau sạch là gì?
Rau sạch là gì?
Rau sạch là gì luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là những ai làm bếp, làm nội trợ. Đặc biệt khi mà hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm ngày một phức tạp, rau tưới thuốc trừ sâu, chất kích thích khiến ai cũng lo lắng. Vậy thực chất khái niệm này là như thế nào.
Rau sạch là các loại rau an toàn, đó là tên gọi chung của người Việt để chỉ những thực phẩm rau quả tươi, sạch sẽ. Chúng phải là loại rau được trồng theo tiêu chuẩn, thỏa mãn các điều kiện về an toàn vệ sinh.
Bên cạnh đó, các loại rau sạch còn cần đạt tiêu chuẩn đúng với đặc tính vốn có của giống, đồng thời nó có thể tồn tại hàm lượng các hóa chất và độ nhiễm vi sinh vật ở mức tiêu chuẩn cho phép. Miễn sao các loại rau sạch phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng và chúng không gây tác động tiêu cực đến môi trường trồng trọt.
Khái niệm về rau sạch luôn khá rộng. Người ta thường đánh giá chúng dựa trên những tiêu chuẩn nhất định, mà ở đó người tiêu dùng cần phải đảm bảo chắc chắn mọi thông tin mang tính xác thực cao. Hiện đây cũng là vấn đề được nhiều người đặc biệt yêu thích.
Tiêu chuẩn của các loại rau sạch là gì?
Tiêu chuẩn của rau sạch là gì?
Rau sạch luôn là sự tìm kiếm của nhiều người để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, những bữa ăn tươi ngon mỗi ngày. Tuy rau có thể tự trồng nhưng không phải ai cũng đảm bảo mình làm ra được rau sạch đúng nghĩa. Để đánh giá được rau sạch là gì, rau an toàn như thế nào, bạn có thể dựa vào 2 tiêu chuẩn cơ bản như sau:
Chỉ tiêu nội chất rau sạch là gì?
Chỉ tiêu nội chất rau
Chỉ tiêu nội chất của rau chính là thông số của các hợp chất gây hại cho sức khỏe con người mà có thể chứa trong rau quả an toàn. Ví dụ như hàm lượng nitrat, hàm lượng của thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng của một số kim loại nặng (chì, đồng, thủy ngân,..),... Cạnh đó, nó còn là mức độ nhiễm các vi sinh vật và các ký sinh trùng gây bệnh như: Salmonella, E.coli,…hay Ascaris.
Xét về chỉ tiêu này nếu chỉ theo dõi bằng mắt thường người tiêu dùng khó có thể nhận ra được một cách chính xác. Vì thế, các đơn vị kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ phải tiến hành lấy mẫu kiểm tra và xác định đóng dấu rau sạch. Điều đó mới nói, một số loại rau do gia đình tự trồng đôi khi cũng không đảm bảo độ sạch như yêu cầu đề ra nếu vẫn không tuân thủ việc dùng chất tưới, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng. Độ sạch của rau sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau từ môi trường, nước tưới đến nguồn đất.
Chỉ tiêu về hình thái rau sạch là gì?
Chỉ tiêu về hình thái rau
Chỉ tiêu về hình thái của các loại rau chính là độ tươi ngon của rau quả. Điều này phụ thuộc vào thời gian và cách thu hoạch cho đến cách bảo quản và vận chuyển rau quả đến tay của người tiêu dùng. Đồng thời chỉ tiêu này người tiêu dùng có thể dễ dàng quan sát và đánh giá bằng mắt thường.
Cụ thể, các sản phẩm rau cần được thu hoạch đủ độ chín, theo đúng yêu cầu thương phẩm của từng loại rau. Chúng ta loại bỏ những lá héo già, dập nát, hư thối. Chỉ tiêu về hình thái rau sạch là gì? Đó là chúng không được có bất kỳ dấu hiệu của sâu bệnh hay dị dạng thực phẩm. Mọi lá sâu, dị dạng cần được loại bỏ.
Sau đó, rau quả sạch sẽ được sơ chế bằng nước sạch hay làm sạch bớt một phần đất cát, rồi chúng sẽ được đóng gói và niêm phong trước khi vận chuyển. Trong quá trình bảo quản ở cửa hàng rau củ, chúng ta cần đảm bảo nhiệt độ bảo quản rau sạch ở khoảng 20 độ C và thời gian lưu trữ sản phẩm không quá 2 ngày. Thời gian lưu trữ quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của rau, độ tươi của sản phẩm nên người tiêu dùng khi chọn lựa cũng cần lưu ý.
Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ và rau sạch là gì?
Hướng dẫn phân biệt rau sạch và rau hữu cơ
Vẫn còn có nhiều người nhầm lẫn giữa việc gọi rau sạch là rau hữu cơ. Nhưng thực sự đây là 2 loại rau hoàn toàn khác nhau bởi chúng sử dụng phương thức canh tác và sở hữu một số đặc điểm riêng. Vậy cách phân biệt rau hữu cơ và rau sạch là gì? Cụ thể như sau:
Rau sạch (rau an toàn)
Phương thức canh tác: Rau sạch được sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích,… với liều lượng đạt đúng tiêu chuẩn và được kiểm soát chặt chẽ.
Đất và nước Đất trồng và nước tưới cho các loại rau sạch cần phải sạch, có thể đã được qua xử lý.
Giống (cây) biến đổi gen: Được phép sử dụng giống biến đổi gen cho rau sạch nhưng cần tuân theo quy định cụ thể.
Hình dáng: Thân và lá của các loại rau sạch nhìn tương xứng, màu hơi đậm và đẹp mắt.
Hương vị: Rau sạch ăn có vị đậm đà hơn so với rau trồng bình thường.
Rau hữu cơ:
Phương thức canh tác: Rau hữu cơ tuyệt đối không được dùng các loại phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...
Đất và nước: Rau hữu cơ sẽ được trồng ở đất và nguồn nước tự nhiên, đặc biệt không được nhiễm kim loại nặng hay các chất thải từ sinh hoạt của con người.
Giống (cây) biến đổi gen: Tuyệt đối không được phép sử dụng giống biến đổi gen cho rau hữu cơ.
Hình dáng: Thân và lá của rau hữu cơ thường nhìn không đồng đều, màu sắc nhạt hơn và nhìn không bóng mượt so với các loại rau sạch.
Hương vị: Rau hữu cơ ăn có vị ngọt tự nhiên, vị đặc trưng từ rau.
Cách chọn mua rau sạch là gì?
Cách chọn mua rau sạch
Vậy làm thế nào để chọn mua rau sạch, rau an toàn mà không bị nhầm lẫn với các loại rau được trồng theo phương thức khác, nhất là các loại rau bẩn? Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí chọn rau sạch sau đã được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tổng hợp:
Rau sạch có màu xanh tự nhiên
Phần lớn các loại rau sạch, rau an toàn hiện nay sẽ thường có màu xanh hơi ngả vàng cho đến màu xanh hơi đậm một chút. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến các loại rau có lá màu xanh quá đậm bởi nó có thể được bón nhiều phân bón lá hóa học khiến cho màu sắc lá rau trở nên đậm hơn. Thậm chí, màu xanh của lá rau càng đậm thì có thể nó sẽ càng thu hút nhiều sâu bệnh gây hại cho cây.
Thân và lá của rau có hình thức cân đối
Các loại rau sạch thường có phiến lá cân đối nhưng hơi ngắn và dày. Đặc biệt, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng của lá rau khi bạn dùng tay sờ vào phiến lá.
Trọng lượng của rau nặng, thân giòn, chắc chắn
Rau sạch nhìn tươi, sạch sẽ, thân cây có độ giòn và chắc chắn nhiều so với các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (không kiểm soát kỹ liều lượng hay quá lạm dụng).
Bỏ túi phương pháp trồng rau sạch cho nhà chật
Dù nhà chật đến mấy thì chắc chắn vẫn có những giải pháp hay giúp bạn có thể tạo nên một khu vườn rau sạch chất lượng cho mình. Nếu bạn đang nghĩ về việc phát triển một vườn rau sạch nhỏ xinh nhưng cảm thấy diện tích nhà mình còn hạn chế, mọi thứ liên quan đến kiến thức trồng rau còn quá mới mẻ, lạ lẫm thì hãy tham khảo ngay một số giải pháp trồng rau sạch sau:
Tạo một khu vườn rau đứng
Khu vườn rau đứng
Vườn đứng là một giải pháp giúp tiết kiệm tối đa không gian và luôn là hình ảnh trực quan dễ chịu đối với mắt nhìn của chúng ta. Có rất nhiều cách để bạn thiết kế một vườn rau đứng, ví dụ như bạn có thể sử dụng túi vải, giá treo, ống nước, máng nhựa…
Hiện nay, phương pháp trồng rau sạch thủy canh hồi lưu trong ống nhựa, ống nước đang được rất nhiều gia đình ở thành phố yêu thích. Bạn có thể thoải mái trồng rất nhiều các loại rau củ như rau cải, xà lách, rau muống, khổ qua, dưa leo,...
Với mô hình trồng rau sạch này, người trồng sẽ ít phải chăm sóc rau hơn so với việc trồng rau trong thùng xốp. Tuy nhiên, giá lắp đặt một bộ thủy canh hồi lưu để trồng rau này sẽ cao gấp nhiều lần so với việc trồng rau hộp xốp. Cạnh đó, việc lắp đặt bộ thuỷ canh hồi lưu đòi hỏi người lắp phải có kỹ thuật nhất định, chứ không dễ dàng trồng như rau trồng trong hộp xốp.
Tạo vườn rau chia ô
Vườn rau chia ô
Ý tưởng đằng sau vườn rau chia ô là để bạn có thể trồng nhiều loại rau củ khác nhau trên cùng một diện tích đất nhỏ bé. Bạn sẽ phải đầu tư một chút tiền để thiết kế các ô trồng rau và lấp đầy chúng với đất trồng. Một khi đã thành công, bạn sẽ có một nguồn rau sạch cực kỳ an toàn, chất lượng cho gia đình của mình đó.
Trồng rau củ sạch trong hộp, chậu...
Trồng rau sạch trong hộp
Một phiên bản khác của vườn nâng chính là trồng rau củ trong các loại hộp, chậu hay bất kỳ đồ vật nào có thể đựng đất trồng rau. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng hộp xốp, bao tải hay các loại thùng gỗ đựng rượu cũ để trồng rau sạch. Bạn hãy trải một lớp lót bằng vải mỏng hay sỏi, mùn cưa bên dưới đáy hộp và gắn thêm tay cầm hai bên thành hộp để có thể tiện hơn cho việc di chuyển chậu rau đến vị trí mới nếu cần.
Giải pháp trồng rau sạch cho nhà chật
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về rau sạch là gì, các tiêu chuẩn rau sạch, an toàn và cách phân biệt giữa rau sạch với rau hữu cơ mà nhiều người hay nhầm lẫn. Cạnh đó, chúng tôi còn chia sẻ về giải pháp trồng rau sạch cho nhà chật cực kỳ thú vị đến bạn đọc. Mong rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin thú vị, bổ ích để bạn có thêm nhiều món ăn ngon với các loại rau sạch nhé.