Tam Tai là gì mà khi nhắc đến rất nhiều người trong chúng ta lại cảm thấy lo lắng, bất an? Hiểu một cách đơn giản đây là ý nói hạn 3 năm mà 1 người sẽ gặp phải.
Hiểu một cách đơn giản đây là ý nói hạn 3 năm mà 1 người sẽ gặp phải. Ngoài ra cúng Tam Tai cũng là 1 giải pháp được nhiều người áp dụng để hóa giải vận hạn.
Tam Tai là gì?
Tam Tai là gì?
Tam Tai là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong tín ngưỡng của nhiều nước Đông Á. “Tam” là ba, “Tai” nghĩa là tai họa vậy nên Tam Tai chính là những khó khăn liên tục xảy ra trong vòng 3 năm. Một đời người thì cứ 12 năm (tương ứng 12 con giáp) sẽ gặp phải 3 năm Tam Tai.
Khoảng thời gian Tam Tai diễn ra sẽ xuất hiện 3 sao xấu dẫn đến những tác động tiêu cực. Đó chính là 3 sao Tam Tai Tinh, Tam Tai Vận và Tam Tai Kỵ ảnh hưởng xấu đến mệnh 12 con giáp. Đây là 3 sao sẽ mang đến nhiều xui xẻo, rủi ro trong đời sống con người. Nó bao hàm cả công việc, tài chính, sức khỏe, các mối quan hệ trong cuộc sống.
Theo quan niệm người xưa thì năm đầu Tam Tai đừng làm việc gì trọng đại. Năm giữa Tam Tai không nên dừng việc đang thực hiện sẽ dễ gặp trở ngại. Năm cuối cùng Tam Tai thì đừng kết thúc bất cứ việc quan trọng nào trong thời điểm này. Ngoài ra vào những năm Tam Tai người ta thường cúng bái cầu mong bình an, thuận lợi vượt qua khó khăn.
Cách tính năm Tam Tai là gì?
Tính năm Tam Tai dựa vào Tam Hợp
Nhiều người lầm tưởng khi bước vào tuổi 31 Âm (tuổi 30 Dương lịch) thì mới bắt đầu hạn Tam Tai. Cũng có quan điểm cho rằng hạn 3 năm liên tiếp là sao Thái Bạch, Thủy Diệu và Kế Đô (nữ) mới là Tam Tai. Nhưng sự thật cách tính năm Tam Tai là gì?
Trong quan niệm dân gian 12 con giáp sẽ có Tam hợp là 3 tuổi rất hợp với nhau. Cách tính Tam Tai cũng chính là dựa vào Tam hợp bởi người xưa cho rằng Tam hợp hóa Tam Tai. Cụ thể cách tính như sau:
● Nhóm tuổi Thân – Tý – Thìn sẽ gặp Tam Tai vào các năm Dần – Mão – Thìn.
● Nhóm tuổi Tỵ – Dậu – Sửu gặp Tam Tai vào các năm Hợi – Tý – Sửu.
● Nhóm tuổi Hợi – Mão – Mùi gặp Tam Tai vào các năm Tỵ – Ngọ – Mùi.
● Nhóm tuổi Dần – Ngọ – Tuất gặp Tam Tai vào các năm Thân – Dậu – Tuất.
Vậy là có 4 tuổi gặp hạn Tam Tam năm thứ 3 vào đúng năm tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Trong năm này ai gặp hạn sao La Hầu (Nam), Kế Đô (nữ) thì cùng lúc sẽ chịu Tam Tai, năm tuổi và sao hạn.
Ngoài ra sẽ có nhóm người gặp hạn Tam Tai rơi vào giai đoạn sao Thái Bạch - Thủy Diệu - Kế Đô (nữ). Bên cạnh đó cũng có nhóm người gặp Tam Tai từ khi bước vào tuổi 31 Âm lịch như Quý Hợi, Canh Thân.
Cách để cúng Tam Tai như thế nào mới đúng?
Cúng Tam Tai để mong cầu thần linh, tổ tiên giúp đỡ
Một cách để hóa giải hạn Tam Tai được nhiều người áp dụng cho đến ngày nay chính là cúng. Vậy thì cách cúng Tam Tai là gì
Xác định ông thần, ngày và hướng cúng Tam Tai
Dựa vào năm con giáp để tính toán vị thần giáng hạ tương ứng đồng thời xác định năm, ngày, hướng cúng Tam Tai.
● Năm Tý: Thần Địa Vong cúng ngày 22 Âm lạy hướng Bắc.
● Năm Sửu: Thần Địa Hình cúng ngày 14 Âm lạy hướng Đông Bắc.
● Năm Dần: Thần Thiên Linh cúng ngày 15 Âm lạy hướng Đông Bắc.
● Năm Mão: Thần Thiên Hình cúng ngày 14 Âm lạy hướng Đông.
● Năm Thìn: Thần Thiên Kiếp cúng ngày 13 Âm lạy hướng Đông Nam.
● Năm Tỵ: Thần Hắc Sát cúng ngày 11 Âm lạy hướng Đông Nam.
● Năm Ngọ: Thần Âm Mưu cúng ngày 20 Âm lạy hướng Nam.
● Năm Mùi: Thần Bạch Sát cúng ngày 8 Âm lạy hướng Tây Nam.
● Năm Thân: Thần Nhân Hoàng cúng ngày 8 Âm lạy hướng Tây Nam.
● Năm Dậu: Thần Thiên Họa cúng ngày 7 Âm lạy hướng Tây.
● Năm Tuất: Thần Địa Tài cúng ngày 6 Âm lạy hướng Tây Bắc.
● Năm Hợi: Thần Địa Bại cúng ngày 21 Âm lạy hướng Tây Bắc.
Thời gian cúng Tam Tai sẽ là buổi tối cụ thể trong khung giờ 18h đến 20h. Địa điểm cúng giải hạn có thể là sân nhà, ngã 3 đường thì càng tốt.
Lễ vật cúng Tam Tai là gì và cách bố trí trên bàn
Về lễ vật để cúng giải hạn Tam Tai cần chuẩn bị đầy đủ như sau:
● Bài vị tế vị thần trong năm cúng Tam Tai được viết trên giấy đỏ, mực đen.
● Một túi nhỏ đựng ít tóc, móng tay, móng chân cùng ít bạc lẻ.
● Bộ Tam sên gồm miếng thịt luộc, 1 dĩa tôm luộc (hoặc tôm khô), 1 trứng vịt luộc.
● 3 Ly rượu nhỏ, 3 Nén hương, 3 miếng trầu, 3 xấp giấy tiền vàng bạc, 3 điếu thuốc.
● Một bình hoa tươi, một dĩa trái cây, 1 chén muối, 1 chén gạo, bộ quần áo thế mạng Nam hoặc Nữ tùy giới tính.
Bố trí các lễ vật trên bàn cúng Tam Tai như sau:
● Bình hoa tươi đặt bên phải, dĩa trái cây nằm bên trái. Phía trước là lư hương, 3 cây đèn và 3 ly rượu.
● Phía trong cùng đặt bài vị cắm sẵn trong ly gạo. Mặt có chữ quay về đối diện người làm lễ cúng. Người cúng thì đứng mà mặt về hướng Đông Nam bài vị chung hướng. Trong khi hướng đứng của người cúng là phía Tây Bắc.
● Bộ tam sên thì nằm giữa, trầu cau, 3 điếu thuốc, gạo muối và giấy tiền vàng bạc xung quanh.
Nghi thức cúng Tam Tai thế nào?
Bắt đầu đọc bài khấn giải hạn Tam Tai nhớ nói rõ họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh, địa chỉ. Sau đó thì vái 3 lần, lạy 12 cái tương ứng 12 tháng tai qua nạn khỏi. Giờ chỉ cần chờ đến khi nhang và đèn hết nhưng tuyệt đối đừng nói chuyện với ai trong thời gian này.
Sau đó lấy gói nhỏ chứa tóc, móng tay, móng chân và bạc lẻ ra ngã 3 đường bỏ. Khi về nhà tuyệt đối không ngoái đầu lại nhìn nơi đã bỏ. Nếu không tiện thì có thể đem gói nhỏ đốt chung với giấy tiền vàng bạc. Hãy nhớ vừa đốt vừa cầu xin tai qua nạn khỏi. Cuối cùng thì đổ muối gạo ra đường chỉ mang bàn và đồ dùng như lư hương, ly…. vào nhà.
Trên đây đã lý giải rõ ràng Tam Tai là gì, cách tính tuổi gặp hạn cũng như nghi thức cúng. Đây là quan điểm tùy theo mỗi phong tục gia đình và cá nhân mỗi người không phải quy định bắt buộc. Tuy nhiên có kiêng có lành vào những năm hạn Tam Tai nhớ làm nhiều việc thiện, cẩn thận trong mọi việc.