Tình hình chung của thị trường bất động sản hiện nay tuy còn nhiều khó khăn, thách thức và đầy biến động, Tuy nhiên nhìn một cách toàn cảnh thì thị trường bất động sản vẩn có thể phát triển ổn định, lành mạnh, hình thức chuyên nghiệp hơn và đặc biệt rủi ro được giảm đi nhiều so với những thời kỳ trước.
Thị trường bất động sản Long An ngày càng diễn ra sôi động
Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, nhiều nguồn tài nguyên và nguồn cung đang đổ về, thị trường bất động sản Long An không chủ thu hút các nhà đầu tư mà còn thu hút hầu hết mọi đối tượng khách hàng quan tâm.
Thị trường bất động sản Long An vươn lên mạnh mẽ
Theo Báo cáo thị trường Bất động sản (BĐS) Long An tháng 3/2022, thị trường BĐS Long An vượt qua Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành khu vực có mức độ quan tâm tìm kiếm BĐS liền thổ tăng mạnh nhất trong khu vực vệ tinh liền kế TP.HCM thời điểm đầu năm. Mức độ quan tâm tìm mua BĐS Long An tăng 31% dẫn đầu các thị trường, trong khi đó, loại hình biệt thự, nhà liền kề có mức độ quan tâm tìm kiếm tăng đến 54% cao nhất trong các tỉnh vệ tinh phía Nam. Riêng trong tháng 3/2022, lượt tìm kiếm đất nền tại Long An tăng 66%, biệt thự liền kề tăng 35,4%, nhất là loại hình đất nền và biệt thự ven sông.
Bên cạnh sự quan tâm mạnh mẽ đó là hàng loạt sự đầu tư về nguồn cung BĐS tại Long An. Hàng loạt các dự án BĐS đã đang và sẽ ra đời như Dragon Pearl và The Diamond City tại huyện Đức Hoà, Waterpoint tại huyện Bến Lức,… Ngoài ra còn có sự góp mặt của các ông lớn như MIK Group, Trần Anh Group, Vạn Thịnh Phát… cũng đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai hàng loạt dự án BĐS tại thị trường này trong thời gian tới.
Tiềm năng đang được khai thác
Xét về vị trí địa lý, Long An được xem là địa phương “siêu kết nối” – giữ vai trò cửa ngõ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), giáp ranh TP.HCM, kết nối miền Đông và miền Tây Nam bộ. Đặc biệt, địa phương này có hơn 132km đường biên giới giáp với Campuchia, biến Long An trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của toàn khu vực.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi như vậy, địa phương này đang được quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông. Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Long An, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh sẽ huy động nguồn vốn khoảng 30.000 tỷ đồng nhằm đầu tư xây dựng 8 công trình đột phá và 3 công trình trọng điểm. Ước tính tổng nhu cầu vốn để triển khai, thực hiện các công trình giao thông trọng điểm là gần 30.000 tỷ đồng, với cơ cấu vốn 61,2% từ ngân sách nhà nước, tương đương 18.308 tỷ đồng và 38,8% vốn huy động từ các thành phần kinh tế, tương đương 11.620 tỷ đồng.
Riêng quý II/2022 Long An sẽ khởi công 5 dự án giao thông kết nối TP. HCM với tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Song song, tuyến Tỉnh lộ 830E cũng chuẩn bị triển khai với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng. Từ nay đến năm 2025, Long An sẽ tiếp tục thực hiện ba công trình trọng điểm gồm đường Vành đai thành phố Tân An, ĐT827E, ĐT830E và chương trình đột phá giao thông với 7 công trình như đường Lương Hòa – Bình Chánh, đường Hựu Thạnh – Tân Bửu, ĐT826E, đường Tân Tập – Long Hậu và mở rộng ĐT824,… Đây là những công trình nhằm tăng cường kết nối giao thông, phục vụ cho vận tải và di chuyển giữa các địa phương, hứa hẹn đưa Long An trở thành một điểm nóng của Thị Trường Bất động sản.
Thêm vào đó, thời gian di chuyền từ Long An đến sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai cũng rất nhanh chóng thông qua cao tốc Bến Lức – Long Thành hoặc cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Ngay cả việc kết nối giữa Long An với Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên sắp tới cũng rất dễ dàng khi đường cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa hoàn thành.
Không chỉ sở hữu các dự án hạ tầng quan trọng, Long An còn đang nỗ lực đầu tư các dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ quy mô lớn. Cụ thể, Long An đang quy hoạch khu kinh tế 3.200 ha xoay quanh cảng quốc tế Long An và danh mục 16 dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm như Khu kinh tế cửa khẩu Long An (13.080 ha); Khu công nghiệp Phú An Thạnh (1.000 ha), Khu công nghiệp Việt Phát (918 ha), Prodezi (400 ha); trung tâm nghiên cứu sinh học Đồng Tháp Mười (83 ha); khu logistics Cảng quốc tế Long An (147 ha) ...
Đầu tháng 4, có hai dự án lớn với tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng được chấp thuận chủ trương đầu tư là KCN Tandoland quy mô 250ha tại Bến Lức và KCN Lộc Giang 466 ha tại Đức Hòa. Tính đến nay Long An đang sở hữu 30 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp. Gần đây, nhiều dự án đầu tư mới tại Long An đã được công bố như Lotte Eco Logis với dự án nhà xưởng 79.142 m2, CocaCola xây nhà máy có vốn hơn 136 triệu USD hay Alibaba đầu tư hệ thống kho vận 110.000 m2 đều tại Bến Lức, Tập đoàn Aeon Mall cũng đã quyết định đầu tư trung tâm thương mại tại đây. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2021 Long An đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI với 3,84 tỷ USD và năm 2023 có thể tiếp tục giữ vững “phong độ”.
►► Xem Bất động sản hàng hiệu phân khúc thu hút người nổi tiếng
Việc đầu tư mạnh mẽ vào giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng này sẽ giúp Long An ngày càng khẳng định được vị thế của mình, phát triển mạnh mẽ và xứng đáng là khu đô thị vệ tinh cho chính sách giãn dân với TP. HCM. Nhiều chuyên gia khẳng định đây chính là thời điểm “vàng” để đầu tư vào BĐS Long An bởi giá hiện tại đang cực kỳ “mềm”.