Nội dung bài viết
2. Độ cao lý tưởng của tầng trệt là gì?
3. Phân biệt cách gọi “lầu” và “tầng”
Diện tích đất hạn hẹp thì việc tiết kiệm không gian chính là nhu cầu đầu tiên mà gia đình nào cũng cần ưu tiên. Việc áp dụng tầng trệt, tầng lửng,... là điều cần thiết. Vậy, tầng trệt là gì? Cách phân biệt về tầng trệt và tầng lửng là gì? Cùng Đức Thiện tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây nhé!
1. Tầng trệt là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về tầng trệt là gì thế nhưng chúng tôi sẽ giải thích cho bạn một cách rõ nhất về khái niệm của tầng trệt. Tầng trệt được hiểu là tầng đầu tiên trong ngôi nhà hoặc công trình, với tầng kế tiếp chính là tầng thứ 2,3,4,...Một số nhà hoặc công trình có thêm tầng ở phía dưới tầng trệt là tầng hầm. Nếu có nhiều tầng hầm sẽ được ký hiệu B1, B2… theo hướng tầng trệt đi xuống.
Khái niệm về tầng trệt là gì?
Ở miền Bắc thường được gọi tầng trệt là tầng 1, lầu 1 là tầng 2. Còn đối với những người ở trong miền Nam thì gọi tầng 1 là lầu 1. Tầng kế trên ở tầng trệt là tầng 1. Còn tầng đầu tiên và sau đó chính là tầng 2,3,... Tầng đầu tiên được xem là tầng ở ngay phía trên tầng trệt.
2. Độ cao lý tưởng của tầng trệt là gì?
Chiều cao được xem là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những ngôi nhà có thiết kế tầng trệt. Cần xác định được kích thước bởi đây chính là lý do ảnh hưởng đến việc bài trí nội thất cũng như không gian sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Đức Thiện sẽ giúp bạn những quy định tham khảo về kích thước tiêu chuẩn dành cho tầng trệt:
- Chiều rộng của lộ giới hơn 20m thì tầng trệt cao tối đa 7m.
- Nếu chiều rộng lộ giới trong khoảng 7m - 12m thì chiều cao tầng trệt chỉ 5,8m.
- Nếu lộ giới có chiều rộng từ 3,5m trở xuống thì chiều cao tiêu chuẩn của tầng trệt chỉ 3,8m.
Độ cao lý tưởng của tầng trệt mà bạn cần lưu ý
Mặc dù quy chuẩn của mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên, để giúp ngôi nhà có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng thì chiều cao lý tưởng của tầng trệt được nhiều gia chủ sử dụng là khoảng từ 3,6 - 4,5m. Nếu bạn làm tầng trệt với chiều cao quá đà sẽ làm ngôi nhà mất cân đối và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
3. Phân biệt cách gọi “lầu” và “tầng”
Lầu và tầng là hai vấn đề được đề cập nhiều trong các thi công xây dựng nhưng có rất nhiều người thường không biết chúng khác nhau ở điểm nào. Cũng như cách sử dụng các từ này làm sao cho thật chính xác? Chúng tôi sẽ giải đáp ngay cho các bạn:
- Đối với những công trình cao tầng thì khi nói tới tầng trệt là tầng 1, còn lại là tầng 2,3,4,5….
- Còn khi bạn nói lầu thì: trệt, lầu 1, lầu 2, lầu 3, lầu 4, lầu 5,…
- Vậy khi nếu bạn gọi là Tầng thì tầng 1 là trệt, nếu gọi là Lầu thì lầu 1 là tầng 2.
Cách phân biệt vô cùng đơn giản với “lầu” và “tầng” mà bạn nên biết
4. Phân biệt tầng “trệt” và tầng “lửng”
Tầng lửng còn được gọi là gác lửng, gác xép và đơn giản hơn vẫn là các tầng kiến trúc của một ngôi nhà. Thế nhưng, tầng lửng và tầng trệt được thiết kế với những mục đích sử dụng vô cùng phổ biến. Phần diện tích bị giới hạn mà không được rộng thì thiết kế tầng trệt làm chỗ để xe. Tầng lửng thì để dùng làm kho là hoàn toàn hợp lý và được dùng rất phổ biến.
Song song đó, tầng lửng còn gọi là tầng trệt có thể tận dụng được các chức năng cơ bản như: bếp ăn, phòng ngủ, hay những nơi có không gian yên tĩnh để thư giãn cho gia đình.
Tầng lửng được dễ dàng phân biệt với trệt
5. Những lưu ý khi thiết kế tầng trệt
Tầng trệt được ưu tiên thiết kế bởi đây chính là không gian đầu tiên và cần phải ưu tiên được sự thu hút, tiện dụng, khoa học là điểm mà nhiều gia chủ cũng như kiến trúc sư vô cùng chú trọng.
5.1 Chiều cao của tầng trệt cũng là yếu tố cần phải quan tâm
Chiều cao cũng giống như những phần diện tích xung quanh bởi chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phần thiết kế bởi ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, hình thức bài trí nội thất của căn nhà. Cần nắm rõ các quy tắc và tuân thủ thi công một cách hợp lý và nên tham khảo những kích thước dưới đây:
- Chiều rộng của lộ giới trên 20 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7 m.
- Chiều rộng của lộ giới từ 7-12 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8 m.
- Chiều rộng của lộ ít hơn 3,5 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8 m.
Chiều cao của tầng trệt sẽ là vấn đề quyết định không gian đạt chuẩn để đón được luồng không khí tốt và đồng thời tạo được cảm giác thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Chúng tôi gợi ý cho bạn chiều cao lý tưởng của tầng trệt chính là từ 3,6 đến 4,5m sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng và từng ngôi nhà nếu không khéo léo sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng cho ngôi nhà.
Chiều cao lý tưởng
5.2 Chiều rộng của tầng trệt ảnh hưởng đến thiết kế và bài trí không gian sống
Hãy tính toán kỹ lưỡng để có thể dễ dàng xác nhận được chiều rộng dành cho những công trình phụ, nội thất đồ trang trí,...Nên việc các gia chủ cần làm chính là cân nhắc về mục đích sử dụng và không gian để các kiến trúc sư có thể đưa ra những phương án hiệu quả nhất.
Chiều rộng của tầng trệt
Hy vọng với bài viết về tầng trệt là gì mà Đức Thiện vừa gửi đến, các bạn cũng đã có đủ lượng thông tin cần thiết về tầng trệt và tầng lửng, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ.