Nội dung bài viết
1. 1 tầng chung cư cao bao nhiêu?
2. Tiêu chuẩn thiết kế chung cư phổ biến
Chung cư hiện nay đang là mô hình nhà được đông đảo các hộ gia đình lựa chọn. Chủ đầu tư, quy mô xây dựng sẽ quyết định xem việc 1 tầng chung cư cao bao nhiêu. Đây chính là yếu tố đảm bảo được độ bền cũng như chất lượng công trình, tạo mỹ quan cân đối.
1. 1 tầng chung cư cao bao nhiêu?
Giá cả, vị trí, cách bày trí là những vấn đề chung mà bất cứ ai khi mua căn hộ chung cư cũng đều thắc mắc. Nhưng lại không ai để tâm đến việc “1 tầng chung cư cao bao nhiêu?” Đây chính là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng đối với cư dân, là yếu tố quyết định đến sinh hoạt, độ bền cũng như độ vững chãi của công trình.
1 tầng chung cư cao bao nhiêu?
Thực tế chỉ có chiều cao tối thiểu của các căn hộ thôi với cách tính từ mặt sàn đến phần mặt dưới tòa nhà. Cách thiết kế, sự tính toán của đơn vị xây dựng sẽ quyết định được chiều cao của tầng chung cư mà bạn đang hướng đến.
2. Tiêu chuẩn thiết kế chung cư phổ biến
Chiều cao căn hộ có tiêu chuẩn thiết kế căn hộ như sau:
- Phòng sinh hoạt chung: không được thấp hơn 3m
- Phòng ăn, phòng vệ sinh: không được nhỏ hơn 2.4m
- Tầng kĩ thuật chung cư, tầng hầm: không được thấp hơn 2m
Tiêu chuẩn chung cư bạn nên nắm rõ
Chiều cao đúng của một căn hộ chung cư chuẩn: Theo quy định của Bộ xây dựng thì chiều cao 1 tầng chung cư bao nhiêu? Từ 3 - 3.6m với trần dạng bê tông. Còn trần dầm bê tông thì chiều cao phải thấp hơn. Diện tích tối thiểu là 10m2. Chiều rộng thông thủy không dưới 2.4m.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn tầng chung cư phù hợp nhất
3. Các tiêu chuẩn khác khi thiết kế chung cư cần lưu ý
3.1 Độ chiếu sáng
- Căn hộ sở hữu 2 hoặc 3 phòng thì phải có ít nhất một phòng được chiếu ánh sáng tự nhiên.
- Nếu căn hộ từ 4 phòng thì phải đáp ứng được 2 phòng được chiếu sáng tự nhiên.
- Từ tầng 9 trở đi, cửa sổ phải dùng cửa sổ lật hoặc cửa sổ trật.
- Các căn không có ban công, logia thì nên có một cửa sổ ở tường ngoài mặt nhà.
Độ chiếu sáng - yếu tố quan trọng
3.2 Hành lang
- Đảm bảo được tiêu chuẩn đủ rộng để di chuyển hàng ngày một cách thuận tiện.
- Mỗi hành lang cần được lắp camera giám sát và thậm chí bảo vệ ở lối ra vào để an ninh luôn được đảm bảo.
Hành lang cần rộng rãi để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt
3.3 Hệ thống thang máy
- Chung cư có 6 tầng trở lên thì bắt buộc phải có thang máy để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bạn. 9 tầng trở lên thì bắt buộc phải sở hữu 2 thang máy để phù hợp với lượng dân cư đang sinh sống tại đây.
Hệ thống thang máy
- Chung cư cao hơn 50m thì mỗi khoang cháy cần có thang máy để khi có vấn đề xảy ra có thể kịp thời phòng chữa cháy một cách hiệu quả.
- Thang máy phải có sức nâng không nhỏ hơn 400kg.
3.4 Bãi đậu xe, tầng hầm
Bãi đậu xe:
- Nhà ở thương mại: 100m2 diện tích sử dụng thì phải có 20m2 chỗ để xe. Nhà ở xã hội: cứ 100m2 thì bắt buộc phải có 12m2 chỗ đậu xe.
- Chỗ đậu ô tô: 4 đến 6 hộ thì có 1 chỗ để xe diện tích là 25m2/xe. Mô tô và xe máy thì mỗi hộ tính 2 xe với tiêu chuẩn 2.5-3m cho mỗi xe. Xe đạp thì tính mỗi hộ 1 chiếc với diện tích 0.9m2 cho 1 xe.
Tầng hầm, bãi đậu xe đảm bảo
Tầng hầm:
- Chiều cao là 2.2m là tối thiểu. Có 2 lối cho xe ra vào mỗi cửa. Lối ra cần được thông với đường chính. Kích thước lối đi không nhỏ hơn 0.9 -1.2m.
- Độ dốc không lớn hơn 15% so với chiều sâu. Độ dốc thẳng và đường dốc cong là 17%.
- Nền và vách hầm đổ bê tông với độ dày là 20cm. Đây chính là cách để hạn chế nước ngầm và nước thải của các căn hộ thấm vào.
- Phải có thang máy xuống tầng hầm để đảm bảo nhu cầu của người dân.
Không có quy định nào bắt buộc 1 tầng chung cư cao bao nhiêu cả, chúng chỉ có các quy định cơ bản và tối thiểu để thực hiện theo mà thôi. Hy vọng với bài viết mà chúng tôi vừa gửi đến, bạn cũng đã có những kiến thức cơ bản dành cho mình. Để có thêm nhiều thông tin về Bất động sản thì đừng quên liên hệ với Đức Thiện để được tư vấn nhé!