Farmstay - Loại hình kinh doanh cho thuê đất trang trại dùng để du lịch nghỉ dưỡng và sản xuất nông nghiệp hiện nay đang khá mới mẻ. Vậy, farmstay là gì? Farmstay đang thu hút những đối tượng khách hàng nào? Giữa farmstay và homestay có gì khác nhau? Cùng Đức Thiện giải đáp hết tất tần tật những thắc mắc mà bạn đang gặp phải nhé!
1. Farmstay là gì?
Farmstay được xem là một mô hình du lịch đang mới mẻ ở Việt Nam ra đời vào những năm 1980 ở Châu Âu và được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người đam mê du lịch. Kết hợp giữa nông trại và nghỉ dưỡng nên chúng đã chiếm được cảm tình và là mô hình thịnh hành ở Úc, Mỹ, Canada,...
Hướng đến các đối tượng du khách đã có gia đình nhỏ, đang sinh sống và làm việc ở những nơi đông đúc không được tiếp xúc nhiều với rừng núi, cảnh quan thiên nhiên. Đến với farmstay du khách không chỉ được tham quan, nghỉ dưỡng mà còn được trải nghiệm cả cuộc sống nông dân chắc chắn sẽ là trải nghiệm không tồi dành cho cả gia đình bạn đúng không nào? Còn gì tuyệt vời hơn khi được hòa mình vào thiên nhiên, trải nghiệm những cảm giác cũng như công việc và hoạt động của nông nghiệp chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời và được du khách đánh giá cao. Chưa dừng lại ở đó, nơi đây chính là cơ hội cho các bậc làm cha, làm mẹ giáo dục con em của mình về sự quan trọng về môi trường, thiên nhiên, tầm quan trọng của nông nghiệp,...
Khái niệm về farmstay và những nét đặc sắc ở nơi đây
Với những gì mà Đức Thiện chia sẻ, ắt hẳn bạn đã không còn băn khoăn về định nghĩa farmstay là gì rồi đúng không nào? Hiện nay, tại Việt Nam mô hình này đang chỉ được tập trung vào các loại hình giải trí cho khách trải nghiệm chưa thực sự đúng với tinh thần của farmstay. Lý do có sự thay đổi này chính là ảnh hưởng của thị hiếu của các đối tượng du khách ở Việt Nam.
2. Đặc điểm nổi bật của mô hình farmstay là gì?
2.1 Lịch sử phát triển
Xuất hiện lần đầu tiên tại Italia vào những năm 1980 và là loại hình lưu trú trang trại được lan rộng thêm nhiều quốc gia và hiện nay đang nổi tiếng tại Việt Nam ở vùng nông thôn và các địa phương.
Lịch sử phát triển
2.2 Mô hình farmstay hiện nay
Được xây dựng ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nông thôn, ngoại ô thành phố có không khí mát mẻ nhiều sông hồ, để thu hút được khách du lịch. Những nơi này thường có ưu điểm chính là khoảng không gian vô cùng rộng lớn, cảnh sắc hữu tình nên thích hợp cho việc nghỉ dưỡng và trải nghiệm.
Hiện nay mô hình farmstay chính là loại hình kết hợp khéo léo giữa không gian ở thôn quê và hiện đại để khách hàng có thể có những trải nghiệm mới mẻ trong xanh. Xây dựng xa thành phố gần địa điểm du lịch nên nơi đây không bị ảnh hưởng và có không gian không quá ồn ào. Khi đến đây du khách cũng có thể hòa mình trong thiên nhiên và có vô số những trải nghiệm thú vị trong những trang trại, dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ như trồng cây, chăm sóc, hái lượm nông sản.
3. Phân biệt giữa farmstay và homestay
Homestay hiện nay chính là mô hình được nhiều người đầu tư và đang có sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó, farmstay chính là thị trường còn đang bỏ ngỏ bởi yêu cầu về diện tích xây dựng, kinh doanh đang quá lớn nên chủ đầu tư còn đang khá phân vân và bất an.
Cùng so sánh farmstay và homestay nhé!
3.1 Điểm giống nhau
- Xây dựng ở những nơi có điều kiện du lịch thiên nhiên thuận lợi có khí hậu mát mẻ, trong lành hoặc sở hữu phần thiên nhiên rộng lớn như biển, rừng, núi, sông,..
- Chủ đầu tư là người địa phương, có sự am hiểu về văn hóa địa phương và có thể là người trực tiếp tư vấn cho khách về những nét đặc sắc của vùng đất mà khách hàng đang đến.
- Du khách được thoải mái tiếp xúc với những người dân địa phương, cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về văn hóa vùng miền cũng vì thế mà gần hơn với các du khách.
- Phát triển loại hình du lịch xanh, lối sống xanh đến cộng đồng và được đông đảo mọi người ủng hộ.
- Thiết kế giản dị nhưng độc đáo và vô cùng tinh tế và không quá yêu cầu quá cao về chất liệu.
- Giá thành kinh doanh ở mức từ bình dân đến tầm trung, phù hợp với đa số các đối tượng du khách phù hợp cho học sinh, sinh viên, cặp đôi, gia đình, tổ chức, đoàn thể.
3.2 Điểm khác nhau
- Quy mô: Homestay nhỏ hơn farmstay rất nhiều. Người dân sử dụng chính ngôi nhà của mình đang ở và cải tạo thành homestay cho du khách thuê, còn với farmstay thì lại kết hợp với nông trại nên quy mô rất rộng từ 2ha trở lên.
Những điểm khác nhau cơ bản của homestay và farmstay
- Vị trí: Homestay có thể xây dựng trong trung tâm thành phố, bên cạnh những tuyến đường lớn để thuận tiện cho khách đi lại. Farmstay sở hữu phần diện tích rộng nên chúng thường nằm ở ngoại ô thành phố, có không gian thoáng đãng nằm gần biển, ven sông, sườn đồi,...
- Hoạt động kinh doanh: Homestay dựa vào phần doanh thu từ dịch vụ lưu trú. Farmstay có thêm những hoạt động nông nghiệp, buôn bán sản phẩm nông nghiệp tươi, sạch cho du khách và đây chính là doanh thu đem lại sự phát triển kinh tế cho chủ.
- Hoạt động du khách: Farmstay lại có thêm những hoạt động cho du khách về hái rau củ, câu cá, bắt cá, thu hoạch trái cây,...và chế biến ngay những sản phẩm mà mình vừa thu hoạch. Homestay thì lại khác chỉ dành cho khách hàng có nhu cầu nghỉ dưỡng và có sự yên tĩnh.
4. Những lưu ý khi thiết kế farmstay nếu muốn kinh doanh thành công
4.1 Không đầu tư cơ sở kém chất lượng
Tiết kiệm chi phí đầu tư được xem là yếu tố đầu tiên mà bất kể ai cũng muốn. Hãy quyết định xây dựng cơ sở vật chất, phòng ốc kém chất lượng thì hãy nên tránh xa bởi du khách không ai muốn nghỉ dưỡng ở một nơi tồi tàn và thiếu thốn.
Thế nên, đừng tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư nội thất, thiết kế bởi đây là con đường đầu tư dài hạn. Chỉ cần đầu tư một cách bài bản thì những chi phí về sau như sửa chữa, thay mới cũng là vấn đề vô cùng đơn giản và còn có cơ hội tăng thêm được lượng khách hàng đến với farmstay của mình.
Nội thất nên tìm những xưởng sản xuất để có cho mình một mức giá ổn định và đảm bảo chất lượng
4.2 Xây dựng farmstay hòa quyện cùng văn hóa bản địa
Khách hàng đến với farmstay không chỉ có mục đích là nghỉ dưỡng mà họ còn muốn tìm hiểu về vùng đất mà bản thân mình đang ở. Những khách hàng ngoại quốc họ luôn rất thích thú với những gì mới mẻ và độc đáo. Càng đưa văn hóa bản địa vào farmstay thì sức hút của nó lại càng được đánh giá cao.
Biểu tượng nội thất chính là cách nhanh nhất để đưa văn hóa bản địa vào. Sử dụng rèm cửa, nệm, chăn, vỏ gối,... có họa tiết hoa văn của địa phương cũng là một ý tưởng không tồi đâu đấy nhé! Hãy ưu tiên đưa những gì đặc trưng nhất của vùng miền, hoặc nghiên cứu cấu trúc nhà ở để đưa nguyên bản hoặc chiết lọc một phần vào thiết kế để farmstay của bạn thêm phần ấn tượng hơn trong mắt du khách đến đây trải nghiệm.
4.3 Không lặp lại lối thiết kế đô thị, thành phố
Mạnh dạn hơn trong việc thể hiện ý tưởng thiết kế, táo bạo, phá cách chính là điểm khác biệt của farmstay của bạn với những farmstay khác.
Kiến tạo ngay những căn phòng biệt lập, bốn mặt tiếp xúc thiên nhiên, kết hợp cùng chất liệu thiên nhiên để đem lại cảm giác thư thái khi nghỉ ngơi ở nơi đây.
Không khí mát mẻ tự nhiên giúp bạn thêm phần tiết kiệm điện năng và chúng đảm bảo sức khỏe hơn với những điều hòa nhân tạo.
Nếu nơi bạn có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm thì hãy đảm bảo được rằng ban ngày không quá nóng và đêm không quá lạnh nhé! Hãy ưu tiên trồng cây xanh và mái nhà lợp nhiều lớp lá dày để ngăn chặn sự hấp thu nhiệt lượng,...
4.4 Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường
Farmstay hướng đến cuộc sống xanh nên hãy ưu tiên những chất liệu thân thiện với môi trường nên hãy đảm bảo được việc ít tác động tới môi trường nhất bằng phương pháp hòa nhập với thiên nhiên, làm nhà trên cây,...
Sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường
Ưu tiên sử dụng những vật liệu tự nhiên để tạo được không gian giản dị, mộc mạc để du khách hòa mình với thiên nhiên. Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất liệu như xi măng, sắt, thép, nhựa bởi chúng đang khó phân hủy và tác động đến những cảnh quan xung quanh. Hãy tạo cho du khách một trải nghiệm trong không gian sống hoàn toàn khác biệt nhé!
Thế nhưng việc gia cố phần móng chắc chắn là điều nên cần đảm bảo an toàn nên việc sử dụng bê tông cốt thép là điều hoàn toàn hợp lý nha!
5. Một số quy định về đầu tư xây dựng farmstay là gì?
5.1 Tính pháp lý
- Chủ đầu tư cần tuân thủ quy định về quyền và nghĩa vụ kinh doanh bất động sản.
- Farmstay được xây dựng trên đất thương mại dịch vụ. Hãy chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước nhé!
- Chủ farmstay phải đảm bảo được quyền và nghĩa vụ theo luật kinh doanh.
5.2 Giấy tờ cần thiết khi kinh doanh farmstay
- Giấy phép lưu trú
- Giấy phép nông nghiệp
- Giấy phép dịch vụ ăn uống
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
- Giấy chứng nhận an ninh trật tự
Các loại giấy tờ cần thiết
6. Cơ hội đầu tư dự án farmstay
Loại hình farmstay có tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam với những lý do dưới đây:
- Phân khúc thị trường rộng lớn: Nhu cầu nghỉ dưỡng, sống xanh, hòa mình với thiên nhiên của người dân trong nước cũng như nhu cầu du lịch khám phá, trải nghiệm văn hóa địa phương của khách nước ngoài ngày càng tăng. Khách hàng trung lưu sẵn sàng chi trả một khoản lớn để có những kỳ nghỉ chất lượng, an toàn, không quá phồn hoa, náo nhiệt như ở đô thị nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi hiện đại. Đó là chưa kể farmstay còn rất phù hợp để đổi mới giáo dục, đưa trẻ em gần gũi với thiên nhiên, rèn luyện tính tự giác, tự lập… nên được nhiều gia đình trẻ ưa chuộng và lựa chọn làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc vào các dịp lễ tết.
- Thiên nhiên ưu đãi: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào, nhiều nơi có diện tích rộng, văn hóa vùng miền, bản sắc địa phương, ẩm thực phong phú. Đây là những lợi thế để có thể xây dựng và phát triển mô hình farmstay.
- Thời điểm thuận lợi: Farmstay xuất hiện trong bối cảnh các loại hình khác như condotel hay homestay đã trở nên quá “quen mặt” và nhiều du khách đang muốn tìm kiếm một loại hình mới. So với homestay thì farmstay có thể giúp nhà đầu tư khai thác triệt để khả năng cung cấp dịch vụ, không chỉ là kinh doanh lưu trú mà còn sinh lời từ các hoạt động nông trại thường ngày.
Đó là chưa kể chi phí đầu tư farmstay không quá lớn, thường là những công trình đơn giản (chủ yếu cần đảm bảo được không gian sạch sẽ, hiện đại, hoạt động trải nghiệm phong phú) nên nhanh chóng thu hút giới đầu tư.
7. Thách thức khi đầu tư dự án farmstay là gì?
- Tính pháp lý lỏng lẻo: Chưa được kiểm nghiệm về cách thức vận hành hay tỷ suất sinh lời bởi hình thức này được xây dựng trên đất nông nghiệp và lâm nghiệp nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các farmstay đều chung sổ đỏ khu đất dạng đất rừng sản xuất, người mua tham gia hình thức hợp tác góp vốn và nhận phần đất mình được chia. Đồng nghĩa với việc phần đất này sẽ không có sổ đỏ riêng mà chỉ có hợp đồng hoặc cam kết thời hạn làm sổ đỏ từ bên bán nhưng không có gì chắc chắn. Dự án farmstay đúng nghĩa cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, phê duyệt.
Thách thức đầu tư
- Nhà đầu tư chấp nhận đầu tư đường dài: Farmstay đúng nghĩa phải là mô hình nông trại thực thụ (không phải các mảnh vườn nhỏ kèm theo những căn nhà được phân lô trong một dự án). Để có một farmstay hút khách, nhà đầu tư phải xây dựng được một trang trại sinh thái đẹp, bền vững, ngoài kinh doanh lưu trú còn canh tác nông nghiệp và thu về hoa lợi từ việc sản xuất đó. Điều này không chỉ đòi hỏi kiến thức, nhân lực mà còn tốn công sức và thời gian. Món lời từ farmstay theo đó không thể có trong ngày một ngày hai mà phải qua cả một quá trình dài mới có được.
Hy vọng với bài viết về “farmstay là gì” mà BĐS ĐỨC THIỆN vừa gửi đến, các bạn cũng đã có thêm những thông tin hữu ích về mô hình đặc biệt này.